Chuyên mục
Nga vượt Mỹ về xuất khẩu LNG trong năm 2018
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga vượt Mỹ về xuất khẩu LNG trong năm 2018

Thứ ba 02/04/2019 05:09 GMT + 7
Thị trường toàn cầu về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2018 tăng 23,9 triệu tấn (tăng 8,3%) so với năm 2017, đạt mức 313,8 triệu tấn, theo đánh giá của Nhóm các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng quốc tế (GIIGNL), công bố ngày 1/4.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường LNG năm 2018 là cao nhất kể từ năm 2010.

Với sự ra mắt của nhà máy LNG nổi (FLNG) Hilli Episeyo trên thềm lục địa của mình, Cameroon đã trở thành nhà xuất khẩu LNG và nâng tổng số nhà xuất khẩu LNG trên thế giới lên 20.

Logo của của Nhóm các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng quốc tế (GIIGNL)

Số lượng các nước nhập khẩu LNG cũng tăng lên.

Năm 2018, Bangladesh và Panama bắt đầu nhập khẩu LNG lần đầu tiên, nâng tổng số nước nhập khẩu LNG đạt con số 42.

Nguồn cung LNG cho thị trường thế giới năm 2018 tăng đáng kể nhất là Hoa Kỳ, Úc và Nga, ngoài ra còn có Oman (tăng 1,8 triệu tấn) và Trinidad và Tobago (1,4 triệu tấn).

Cũng có một số nước giảm xuất khẩu LNG như Algeria (giảm 2,2 triệu tấn), Malaysia (2,2 triệu tấn) và Papua New Guinea (1,1 triệu tấn).

Năm 2018, 8 dây chuyền công nghệ mới đã được ra mắt tại các nhà máy LNG trên thế giới, trong đó Úc có 3 dây chuyền, Mỹ 3, Nga 2 và Cameroon 1.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APR) vẫn là thị trường nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, chiếm 76% nhập khẩu thế giới năm 2018, so với 73% trong năm 2017.

Các nước APR năm 2018 đã nhập khẩu 238,6 triệu tấn LNG, tăng 13% so với năm 2017.

Nhật Bản vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất (82,5 triệu tấn), tiếp theo là Trung Quốc (54 triệu tấn).

Trong giai đoạn 2016-2018, với chính sách thay thế than bằng khí đốt trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nhập khẩu LNG.

Năm 2018, nhập khẩu LNG của Trung Quốc tăng 38% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 42% so với năm 2016).

Tại châu Âu, nhập khẩu ròng LNG (không bao gồm tiểu ngạch) năm 2018 tăng 2,9 triệu tấn (tăng 6,4%), đạt 48,9 triệu tấn.

Nhà nhập khẩu LNG lớn nhất ở châu Âu vẫn là Tây Ban Nha, năm 2018 đã nhập 10,8 triệu tấn.

Tuy nhiên, so với năm 2017, nguồn cung LNG cho Tây Ban Nha giảm 1,4 triệu tấn, một phần do sự gia tăng nhập khẩu khí đường ống.

Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 2 ở châu Âu, nhập khẩu 8,3 triệu tấn LNG.

Nhập khẩu LNG của Bỉ tăng 1 triệu tấn và Hà Lan tăng 1,3 triệu tấn.

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện các dự án xây dựng đường ống xuất khẩu của Nga, Hoa Kỳ vẫn thua kém Nga về nguồn cung LNG cho châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Xuất khẩu ròng LNG của Nga sang châu Âu năm 2018 đạt 4,43 triệu tấn so với 2,7 triệu tấn do Hoa Kỳ cung cấp.

Năm 2018, Nga đã giao 12,86 triệu tấn LNG cho các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Hoa Kỳ chỉ có 10,73 triệu tấn.

Nhưng ở cả hai thị trường, cả Mỹ và Nga đều là những người chơi mới, chưa đuổi kịp các nhà cung cấp truyền thống.

Trong năm 2018, châu Âu tiếp tục dẫn đầu về lượng nhập khẩu LNG từ Qatar (16,42 triệu tấn), Algeria (9,29 triệu tấn) và Nigeria (9,07 triệu tấn).

Dẫn đầu về nguồn cung cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Úc (66,54 triệu tấn), Qatar (56,78 triệu tấn) và Malaysia (24,66 triệu tấn).

Bá Thủy (Theo RT)
Nguồn: petrotimes.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.