Chuyên mục
Nga khiến Mỹ chết lặng: Cực rắn, những cái đầu nóng toát mồ hôi lạnh - Trung Quốc chào thua!
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga khiến Mỹ chết lặng: Cực rắn, những cái đầu nóng toát mồ hôi lạnh - Trung Quốc chào thua!

Thứ sáu 12/06/2020 11:41 GMT + 7

Đây là hành động rất rắn của Nga khi ra học thuyết hạt nhân 2020. Đến ngay như Trung Quốc dù đang vươn thành một thế lực đáng gờm cũng phải nể phục bởi họ chưa từng dám làm vậy với Mỹ.

Nếu như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã từng ngán ngại nhau… thì bây giờ, mặc dù Mỹ vẫn chiếm ưu thế về quân sự, kinh tế, địa chính trị so với Nga, nhưng điều lý thú xảy ra là trong cuộc đối đầu với Nga, Mỹ chỉ có thể sợ Nga chứ chưa chắc đã ngược lại.

Tại sao khi Liên Xô tan rã, lẽ ra NATO cũng hết lý do tồn tại, nhưng NATO không những vẫn tồn tại mà còn phát triển về phía Đông, kết nạp những quốc gia láng giềng của Nga, ra mặt chống Nga coi Nga là kẻ thù?

Đơn giản là Nga chiếm 12% đất toàn cầu nhưng chỉ chiếm 3% dân số thế giới. Nga có 22% rừng của hành tinh, 20% nước ngọt, 16% mỏ khoáng sản đã thăm dò mọi thời đại, 32% trữ lượng gas, 12% – dầu, 28% – than, 36% – nickel, 40% – kim loại nhóm platin… mà mọi chư hầu khác của Mỹ không thể có.

Về quân sự, Nga có một lực lượng vũ khí hạt nhân (VKHN) đáng gờm với Mỹ, đặc biệt là họ sở hữu một tài nguyên, khoa học quân sự mà Mỹ nói riêng và người Anglo-Saxons nói chung vô cùng thèm muốn chiếm đoạt, giải giáp, như đã từng với Đức khi Phát xít Đức bại trận…

Chẳng khó để hiểu, vì với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên quân sự và truyền thống dân tộc Nga thì sự tồn tại của nước Nga là mối thách thức, đe dọa sự bá chủ thế giới của người Anglo-Saxons.

Rốt cuộc, chính vì Mỹ-NATO có quá nhiều lợi quyền trong khi Nga chỉ có một, đó là sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Cho nên, khi đối đầu, ta sẽ rõ ai sợ ai nếu như trong tay đôi bên đều có thứ để gây chết cả hai?

Mỹ-NATO... "chưa đổ lệ"!

Kể từ sau khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản thì Mỹ chừng từng biết sợ ai là gì, kể cả Liên Xô. Tư tưởng quân sự của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh là sử dụng VKHN để răn đe nhưng sử dụng vũ khí thông thường chiếm ưu thế để dành chiến thắng trong cuộc chiến.


Nga đang có trong tay nhiều vũ khí đáng gờm. Ảnh: Tên lửa Iskander-M


Tư tưởng, phương châm tác chiến chiến lược này được phát huy rõ hơn thông qua xây dựng, tổ chức lực lượng NATO của Mỹ đối đầu với Nga – siêu cường VKHN.

Một loạt các quốc gia láng giềng Nga đã trở thành những "lính xung kích" của Mỹ như các nước vùng Baltic; Ukraine, Ba Lan, Rumani đã dựa hơi Mỹ trở nên hung hăng coi Nga là kẻ thù, biến quốc gia mình thành tiền tuyến, điểm xuất phát tấn công Nga của NATO.

Không chỉ kêu gào Mỹ đặt căn cứ quân sự, cho Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa nhằm vào Nga, NATO còn thực hiện chiêu bài vô cùng nguy hiểm là "chia sẻ bố trí VKHN" mà Ba Lan đang hào hứng muốn được "chia sẻ" trong số 20 quả bom hạt nhân của Mỹ ở Đức.

Các hoạt động của lực lượng không quân và hải quân Mỹ-NATO và tập trận liên tiếp tăng mạnh gần biên giới Nga. Báo cáo từ Cục trưởng tác chiến Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) các lực lượng vũ trang Nga nhấn mạnh:

Tháng 4/2020, các máy bay ném bom chiến lược B-1B đã bay dọc theo Bán đảo Kamchatka, và vào tháng Năm, các chuyến bay như vậy xuất hiện 5 lần: ngày 6 - trên lãnh thổ Estonia và Biển Baltic, ngày 11 - trên lãnh thổ Litva và Biển Baltic, ngày 20 - trên các lãnh thổ của Thụy Điển và Na Uy, ngày 22 - trên Bán đảo Kamchatka, ngày 29 - trên lãnh thổ Ukraine và Biển Đen.

Cần lưu ý rằng máy bay ném bom B-1B lần đầu tiên xuất hiện trên không phận Ukraine và trong các chuyến bay này, máy bay Mỹ đã tiếp cận biên giới của khu vực Kaliningrad ở khoảng cách 10 km.

Tại Biển Bắc, lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ, hạm đội gồm 4 tàu khu trục của Mỹ-Anh đã đến diễn tập tại vùng biển Barents (phần của Na Uy) để thách thức hạm đội phương Bắc Nga và tuyến hàng hải NSR – vùng sân sau của Nga.

Các cuộc tập trận lớn của Mỹ-NATO sau chiến tranh lạnh đều gần biên giới Nga với đối tượng tác chiến giả định là Nga.

Tất cả các diễn biến cho thấy Mỹ-NATO đang tập trung lực lượng sẵn sàng tấn công Nga. Đây là kết luận của Cục trưởng cục tác chiến BTTM Quân đội Nga.

Rõ ràng Mỹ đã thành công khi duy trì, củng cố, mở rộng một liên minh quân sự NATO và chính trị EU để chống Nga – một quốc gia mới hồi sinh sau cú sốc tan rã của Liên Xô bằng bao vây, đe dọa quân sự, cấm vận trừng phạt về kinh tế hòng "bẻ răng Gấu Nga".



Tiêm kích Su-27 Nga đánh chặn máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ.


Người Nga đã khiến Mỹ-NATO chết lặng

Chắc chắn, trong cuộc chiến tranh lạnh, năng lực sử dụng đòn VKHN của Liên Xô kém hơn Mỹ, do đó người Nga đã sản xuất ra Hệ thống "Bàn tay thần chết". Nghĩa là hệ thống đó cho phép khi Liên Xô bị Mỹ tấn công phủ đầu hạt nhân mất hết khả năng chỉ huy, đáp trả và bị tiêu diệt thì hệ thống đó sẽ tự động tấn công vào Mỹ.

Khi Liên Xô tan rã, Mỹ càng củng cố, xây dựng 2 nguyên tắc, cơ sở chính cho sự bá chủ toàn cầu là Ưu thế quân sự và Bất khả xâm phạm trong bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào với bất kỳ ai đã, đang và sẽ xảy ra trên thế giới… Vì thế, trong 3 thập kỷ qua, Mỹ đã tỏ ra rất hiếu chiến, là một sen đầm quốc tế.

Đối đầu nảy lửa giữa Pantsir-S1 và UAV Thổ Nhĩ Kỳ: Kết quả hoàn toàn bất ngờ, chưa từng có
Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2018, Tổng thống Nga đã làm chết lặng người Mỹ khi công bố 6 loại "vũ khí siêu việt". Đó chính là lúc người Nga đã đem toàn bộ hệ thống đánh chặn tên lửa, phòng thủ tên lửa NMD… của Mỹ "về 0", nghĩa là huyền thoại "bất khả xâm phạm" của Mỹ bị sụp đổ. Mỹ vẫn bị ăn đòn đáp trả dù cách nửa vòng trái đất.

Với "vũ khí siêu việt", đủ sức xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào, Nga đã thay đổi tư duy chiến tranh, đặc biệt đã thay đổi ưu thế quân sự của Mỹ trên đại dương và chiến trường châu Âu.

Ngày 2 tháng 6 năm 2020, Nga đã công khai công bố học thuyết hạt nhân mới, theo đó có 4 tình huống (điều kiện) xảy ra là Nga sẽ tấn công đáp trả hạt nhân và 6 mục tiêu mà VKHN của Nga nhắm đến khi có tình huống sử dụng xảy ra. Một thông điệp cực ngắn với Mỹ-NATO nhưng hàm chứa 3 sự răn đe lạnh lùng:

Thứ nhất: Hy vọng sử dụng vũ khí phi hạt nhân để chiến thắng Nga trong xung đột quân sự của Mỹ-NATO là viễn vông, Nga sẽ dùng VKHN để tấn công đáp trả khi tình huống xảy ra.

Thứ hai: Phải "suy nghĩ 2 lần" khi tấn công Nga. Chẳng hạn như Ukraine, trước khi tấn công đánh sập cầu Crimea như đã từng tuyên bố, thì phải hỏi xem Nga có coi đó thuộc mục tiêu quan trọng của nhà nước Nga hay không, kẻo hối không kịp.

Phải kìm hãm sự mong muốn "chia sẻ VKHN". Ba Lan hí hửng muốn rước bom hạt nhân từ Đức và phong thanh tin đồn Rumania cũng đã bí mật đón nó về từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ ba: Khi các hệ thống an ninh quốc tế được Mỹ gỡ bỏ thì Nga sẽ sử dụng luật an ninh "bằng tiếng Nga".


Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ tập trận ở châu Âu.

 

Sức răn đe của học thuyết hạt nhân Nga 2020 ra sao?

Sau khi Nga công bố học thuyết hạt nhân 2/6/2020, Ngày 3/6, Mỹ đột ngột đề nghị Nga ký thỏa thuận riêng về hạt nhân và sau đó, ngày 9/6 Mỹ đề nghị đàm phán tiếp về gia hạn START-3 mà trước đó Mỹ đề ra điều kiện là Nga phải loại bỏ 2 trong 6 loại vũ khí siêu nhiên mà Putin đã công bố.

Ngày 10/6, đáp trả lại hành động khiêu khích của không quân, hải quân Mỹ trong tháng 4 và 5 vừa qua, Nga điều động 8 máy bay ném bom, chiến đấu, cảnh báo sớm, trực tiếp bay thẳng vào khu vực "nhận dạng phòng không" của Mỹ.

 


Mỹ điều tiêm kích tàng hình F-22 lên đánh chặn máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga.


Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ tuyên bố rằng máy bay Nga đã bay vào "khu vực nhận dạng phòng không" của Alaska theo 2 tốp:

Tốp đầu tiên gồm 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, 2 máy bay tiêm kích Su-35 cùng 1 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50 AWACS. Áp sát trực tiếp vào vùng trời chỉ cách Alaska 37 km!

Tốp thứ hai gồm 2 chiếc Tu-95 và một chiếc A-50, cách bờ biển Alaska 59 km.

Tổng cộng có tám máy bay quân sự Nga bất ngờ tiếp cận Mỹ, khiến Mỹ rất lo lắng, vì với lực lượng này, chỉ một đòn tấn công thì san phẳng các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ tại Alaska bao gồm nhiều tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 ở đó.

Có thể nói đây là hành động rất rắn và cơ bắp của Nga sau khi tuyên bố học thuyết hạt nhân 2020. Đến ngay Trung Quốc luôn coi mình là "ông lớn" nhưng cũng phải chào thua Nga, bởi họ chưa từng, dù trong suy nghĩ, dám làm vậy với Mỹ, trong khi Mỹ luôn làm vậy với Trung Quốc…

Với ý nghĩa của học thuyết hạt nhân Nga năm 2020 và với sức răn đe và khả năng sử dụng VKHN của nó thì không chỉ Mỹ-NATO, không chỉ Châu Âu mà cả thế giới cũng không thể đánh thắng Nga. Vậy Mỹ-NATO còn cửa nào để chơi với Nga?

 

Lê Ngọc Thống

Nguồn: toquoc.vn
38 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.