Chuyên mục
Mỹ trừng phạt thương vụ hệ thống tên lửa S-400, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga phản ứng

Mỹ trừng phạt thương vụ hệ thống tên lửa S-400, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga phản ứng

Thứ ba 15/12/2020 06:08 GMT + 7

Chính quyền Tổng thống Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14-12 liên quan đến việc nước này mua lại một hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá hàng tỉ USD.

Động thái này dự kiến sẽ gây thêm căng thẳng giữa Washington và Ankara trong những tuần trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden vào làm việc tại Nhà Trắng. Đồng thời, đây cũng là thông điệp gửi tới các chính phủ nước ngoài đang xem xét các thỏa thuận vũ khí trong tương lai với Nga.

Năm 2017, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã có một thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD với Tổng thống Nga Vladimir Putin về hệ thống tên lửa S-400.

S-400 là một hệ thống tên lửa đất đối không di động, có thể gây ra rủi ro cho liên minh NATO cũng như F-35, nền tảng vũ khí đắt tiền nhất của Mỹ.

Bất chấp những cảnh báo từ Mỹ và các đồng minh NATO khác, Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận lắp đặt khẩu đội tên lửa đầu tiên trong số 4 khẩu đội tên lửa vào tháng 7- 2019. Một tuần sau, Mỹ đã cắt Thổ Nhĩ Kỳ - một đối tác tài chính và sản xuất - khỏi chương trình F-35.

Theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt mà Tổng thống Trump đã ký vào tháng 8-2017, Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế tiềm tàng vì chấp nhận hệ thống tên lửa của Điện Kremlin.

"Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh có giá trị và là đối tác an ninh khu vực quan trọng của Mỹ. Chúng tôi sẽ tìm cách để tiếp tục lịch sử hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng kéo dài hàng thập kỷ, bằng cách loại bỏ trở ngại sở hữu S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt" - Ngoại trưởng Mike Pompeo viết trong một tuyên bố công bố các lệnh trừng phạt.

 


Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ảnh: Reuters


Các lệnh trừng phạt đưa ra lệnh cấm đối với tất cả các giấy phép xuất khẩu của Mỹ cho Thứ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Ismail Demir của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đóng băng tài sản và hạn chế thị thực đối với ông và các sĩ quan hàng đầu khác.

Thời điểm của các lệnh trừng phạt, xảy ra hơn một năm sau khi chuyển giao hệ thống tên lửa, có thể có khả năng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ankara và Washington đối với chính quyền sắp tới của ông Biden.

"Phải mất thời gian để giải quyết vấn đề phức tạp này. Đặc biệt, bao gồm cả việc Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của NATO, vì vậy tôi sẽ không nói quá nhiều về thời điểm của vấn đề này và tại sao lại là hôm nay chứ không phải ngày hôm qua hoặc 3 tháng trước. Đây là thời điểm cần thiết để chúng tôi kết thúc quá trình cân nhắc đó" - ông Matthew Palmer, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu, nói với các phóng viên.

Vào tháng 10, cả Bộ Quốc phòng và chính quyền Mỹ đều lên án vụ thử tên lửa rõ ràng ngoài khơi bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Mỹ đã bày tỏ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ở các cấp cao nhất, rằng việc mua lại các hệ thống quân sự của Nga như S-400 là không thể chấp nhận được" ‐ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus viết trong một tuyên bố qua email vào thời điểm đó.

S-400 kế thừa của hệ thống tên lửa S-200 và S-300, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007. So với các hệ thống của Mỹ, S-400 do Nga sản xuất được cho là có khả năng tấn công nhiều mục tiêu hơn, ở phạm vi xa hơn và chống lại nhiều mối đe dọa đồng thời.


Gia Minh

Nguồn: nld.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.