Chuyên mục
Mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn nguy hiểm vẫn đang được giăng ra ở Biển Đông
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn nguy hiểm vẫn đang được giăng ra ở Biển Đông

Chủ nhật 06/04/2014 05:10 GMT + 7
Do có Mỹ đứng đằng sau Philippines nên Trung Quốc vẫn áp dụng chiêu bài cũ, tìm cách giăng bẫy các nước quanh Biển Đông để từng bước xâm chiếm các đảo, đá ngầm

 
Đây là tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc có thể dùng để tấn công đổ bộ trên Biển Đông. Trung Quốc đã chế được 3 chiếc loại này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông - nơi Trung Quốc tham lam "đường lưỡi bò" và thấy các nước khác có thực lực quân sự yếu hơn mình.

Trung Quốc chưa thể tấn công vũ lực đối với Philippines?

Tờ "Tin tức Trung Quốc" vừa đăng bài viết nhan đề "Truyền thông nước ngoài cho rằng Trung Quốc có thể dễ dàng đánh thắng Philippines, nhưng hiện không thể sử dụng vũ lực".

Theo bài báo, gần đây, Philippines đã tiến hành đệ trình một báo cáo kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế. Trang mạng Australia vừa có bài viết phân tích nguyên nhân Philippines có thể thách thức Trung Quốc.

Theo bài viết, Philippines vừa cho binh sĩ đáp tàu cá đột phá thành công sự phong tỏa của tàu cảnh sát biển Trung Quốc, tiến hành thay phiên binh sĩ và tiếp tế vật tư cho tàu chiến cũ đậu ở bãi Cỏ Mây, đồng thời còn mời phóng viên truyền thông phương Tây đi theo để tạo thế.

Như vậy, tại sao Philippines lại có thể thách thức với một Trung Quốc ngày càng mạnh? Đây là do họ có sự hỗ trợ từ phía sau của Mỹ. Rõ ràng, Mỹ cần Philippines, đương nhiên cũng cần hỗ trợ Philippines khi cần. Hơn nữa, Trung Quốc đều có tranh chấp chủ quyền trên biển với Nhật Bản, Philippines.

"Lợi ích Mỹ ở Philippines vượt xa Ukraine, không thể khoanh tay nhìn" 

 
Đây là tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng Zubr do Ukraine chế tạo, Trung Quốc đã nhận được 2 chiếc loại này và có thể dùng cho tấn công đổ bộ ở Biển Đông.

Theo bài báo, dựa vào sức mạnh quốc gia và thực lực quân sự hiện nay, Trung Quốc "tấn công Nhật Bản" thực sự phải thận trọng, nhưng muốn đánh thắng Philippines là điều không phải lo ngại. Vấn đề là, Trung Quốc không thể làm như vậy.

Thứ nhất, diện tích Biển Đông rộng lớn, Trung Quốc thực sự hơi “ngoài tầm với”. Thứ hai, Trung Quốc muốn làm "nước lớn", phải có dáng vẻ nước lớn, không thể nhìn ai không vừa mắt thì điều quân "dạy cho một bài học". Thứ ba, lợi ích của Mỹ ở Philippines vượt xa Ukraine, quả thật không thể “khoanh tay đứng nhìn” khi Philippines cần đến.

Như vậy, Trung Quốc làm thế nào? Vẫn thực hiện phương châm đã có: Thứ nhất, anh kiện ở Tòa án quốc tế ư? Tôi phớt lờ anh. Thứ hai, anh phải thường xuyên điều tàu tiếp tế. Tôi sẽ chặn anh.

Cơ quan tuyên truyền của TQ cho rằng, đợi cho đến khi Trung Quốc thực sự mạnh lên, đợi cho “thế giới cần đến Trung Quốc” vượt xa “Trung Quốc cần thế giới”, tất cả mọi vấn đề đều sẽ được "giải quyết dễ dàng".

 
Tập trận đổ bộ là một khoa mục được Trung Quốc tiến hành trái phép thường xuyên trên Biển Đông, địa điểm tập trận là quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - nơi Trung Quốc đã xâm lược trước đây. Hiện nay Trung Quốc còn muốn chiếm nốt các hòn đảo, đá ngầm còn lại ở Biển Đông.

Trung Quốc muốn “giăng bẫy” Philippines

Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 3 tháng 4 đưa tin, một số chuyên gia khu vực cho rằng, chỉ cần sơ hở một chút có thể tạo cớ cho Trung Quốc cướp lấy tất cả các đảo “tranh chấp”.

Tại diễn đàn “Tìm hiểu Trung Quốc thế kỷ 21” ngày 2 tháng 4, người từng là ứng cử viên Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Santa Romana cảnh báo, Philippines cần thận trọng với chiến lược bao vây của Trung Quốc.

Theo Romana thì nếu phán đoán nhầm sẽ dẫn đến xung đột dữ dội một cách nhanh chóng (xung đột chớp nhoáng) và giới hạn cho phạm sai lầm của Quân đội Philippines là rất nhỏ.

Theo ông Romana thì Trung Quốc muốn Philippines mắc sai lầm, tức là đụng độ với tàu của Trung Quốc, bắt giữ hoặc nổ súng với ngư dân Trung Quốc… Nếu có bất cứ hành động nào nêu trên, Philippines sẽ “mất đi một hòn đảo”.

Cái bẫy này cũng đã từng và đan được Trung Quốc áp dụng với Việt Nam.

Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng con bài này, nếu thành công thì Trung Quốc sẽ đánh chiếm tất cả các “đảo tranh chấp” trước khi có phán quyết của Cơ quan trọng tài Luật biển. Theo đó, cho dù Trung Quốc có thua kiện thì cũng không có không gian cho đàm phán.

 
Đây là tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056, được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền
là dùng để tấn công các đối thủ ở các vùng biển gần, ví dụ như biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trung Quốc đã bố trí, triển khai 5 chiếc loại này ở Biển Đông - nơi Trung Quốc có tham
vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.

Theo báo Trung Quốc, bãi Cỏ Mây (Trung Quốc gọi là bãi Nhân Ái, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nằm ở khu vực có tuyến đường hàng hải quan trọng, xung quanh có nguồn lợi thủy sản phong phú, dưới đáy biển nghe nói còn có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn… (nên Trung Quốc tham lam?!)

Chuyên gia Mỹ Marwyn Samuels, Đại học Syracuse Mỹ cho rằng, Trung Quốc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines ở bãi Cỏ Mây là một hành động nguy hiểm. “Rất nhiều tình huống không thể dự đoán, có thể sẽ xảy ra sự cố, có người sẽ đưa ra hành động sai lầm trong thời điểm sai lầm, như vậy sẽ làm cho tình hình leo thang. Điều này đáng lo ngại”.

La Viện đề xuất 10 “kiến nghị” ăn cướp bãi Cỏ Mây

Một loạt phương tiện truyền thông Trung Quốc như tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Tân Hoa xã… ngày 1 tháng 4 đồng loạt đăng “10 kiến nghị” của tướng học giả La Viện – Phó tổng thư ký thường trực Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc.

 
Trung Quốc cũng đã bố trí các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A như Hoành Thủy, Nhạc Dương... ở Biển Đông vào các năm 2012, 2013, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Các kiến nghị này được đưa ra khi ngồi trên bàn giấy tưởng tượng về một “giấc mơ” xâm lược (viển vông) trên Biển Đông. La Viện tưởng tượng và đề nghị:

(1) Cần lập tức công bố “Bản ghi nhớ ngoại giao” trước đây Philippines đề nghị tàu đổ bộ xe tăng số 57 gặp nạn phải giữ lại ở bãi Cỏ Mây, từ đó chiếm lấy lợi thế về pháp lý và dư luận.

(2) Tuyên bố “đại nạn” của tàu “lánh nạn” Philippines trên bãi Cỏ Mây đã hết, Philippines cần nhanh chóng kéo nó đi, nếu không làm được thì Trung Quốc “giúp”, nhưng Philippines cần trả “phí” theo thông lệ quốc tế. Nếu Philippines cố chấp không di dời, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp để tàu chiến này tiêu hủy, để “những kẻ chiếm đóng phi pháp” không còn chỗ đứng chân.

(3) Những chi phí “mắc cạn” của tàu đổ bộ số 57 Philippines từ năm 1999 đến nay phải thông báo và triển khai “đàm phán ngoại giao” với Philippines, đồng thời “tạo thế” về dư luận ngoại giao.

(4) Ngoài tuyên bố ngoại giao (bất hợp pháp) tái khẳng định “chủ quyền tuyệt đối” của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh (của Việt Nam), lấy bãi Cỏ Mây làm “tâm”, vẽ ra vòng tròn 12 hải lý, dùng ranh giới đỏ trên bản đồ để cho thấy trong vòng cung đó là lãnh hải của Trung Quốc, bất cứ tàu thuyền nước nào xâm nhập mà chưa được Trung Quốc cho phép thì coi như “xâm lược”, Trung Quốc sẽ dựa vào “Luật Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” để hành động.

 
Trong Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cũng đã biên chế các tàu khu trục Type 052C như tàu khu trục Lan Châu số hiệu 170, tàu khu trục Hải Khẩu số hiệu 171 - những tàu này
được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là Aegis Trung Hoa

(5) Tuyên bố với bên ngoài, để bảo đảm an toàn cho tất cả tàu thuyền và máy bay hoạt động ở vùng biển và vùng trời Biển Đông, Trung Quốc sẽ lập kế hoạch xây dựng “trạm thông tin theo dõi bờ biển” hoặc “điểm cứu hộ” tai nạn trên biển, trên không ở bãi Cỏ Mây, hy vọng được cộng đồng quốc tế ủng hộ (chắc ông La Viện tưởng tượng sẽ có nhiều vụ như MH370 của hãng hàng không Malaysia).

(6) Trong tình hình nhiều lần “cảnh cáo ngoại giao” bất lực, Trung Quốc còn có thể tuyên bố với bên ngoài rằng bãi Cỏ Mây sẽ có “chức năng quân sự”, xuất phát từ sự cân nhắc “nhân đạo”, thông báo trước cho nhà cầm quyền Philippines, nhanh chóng rút người và vật ở bãi Cỏ Mây, nếu không sẽ tự gánh lấy hậu quả.  

(7) Nếu Philippines tiếp tục “gây sự” ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc không chỉ phải “thu hồi” (cướp lấy) quyền quản lý, kiểm soát thực tế đối với bãi Cỏ Mây, mà còn phải “thu hồi” (xâm lược) quyền quản lý, kiểm soát các đảo, đá ngầm khác mà Philipppines “đã cướp”.

(8) Các Đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài cần “đồng thanh lên tiếng” vu cáo Philippines phá hoại hiện trạng Biển Đông, thách thức “chủ quyền” của Trung Quốc, công bố bản đồ và Hiến pháp trước đây của Philippines đã vẽ và viết thế nào, trước đây Mỹ đã xác định ranh giới trong bản đồ Philippines như thế nào, công bố toàn bộ “sự thực” cho thiên hạ.

 
Trước đó, Trung Quốc cũng đã triển khai các tàu khu trục tên lửa Type 052B như tàu khu trục Quảng Châu số hiệu 168, tàu khu trục Vũ Hán số hiệu 169, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

(9) Cần tổ chức cho phóng viên đi theo tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đến vùng biển bãi Cỏ Mây, thu thập chứng cứ “Philippines phá hoại hiện trạng, phá hoại Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” (? Bộ quy tắc này chưa có! Có lẽ là nói đến Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC).

(10) Trên cơ sở “chủ quyền thuộc về ta”, tiến hành mời thầu quốc tế đối với tài nguyên ở bãi Cỏ Mây và vùng biển xung quanh hoặc hai bờ eo biển tiến hành hợp tác khai thác. Philippines nếu muốn đấu thầu, điều kiện phù hợp có thể “ưu tiên xem xét”.

La Viện kết luận xanh rờn: “Tóm lại, trong vấn đề nguyên tắc quan trọng có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc không gây sự, cũng không ngại sự cố. Philippines đã gây sự thì họ phải trả giá”. Trong kết luận này có dẫn quan điểm “không gây sự, không ngại sự cố” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khi thăm châu Âu.

Như vậy, truyền thông chính thống đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền những quan điểm phản động như của La Viện, theo đó, các nước xung quanh Biển Đông cần hết sức cảnh giác.

 

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc lại bổ sung thêm chiếc tàu khu trục tên lửa "thế hệ mới" Type 052D đầu tiên cho Hạm đội Nam Hải, mang tên Côn Minh, số hiệu 172. Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền tàu này ngang cơ với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Rõ ràng, Trung Quốc luôn ưu tiên bố trí, triển khai lực lượng quân sự trên Biển Đông để hiện thực hóa tham vọng, tham lam "đường lưỡi bò" của họ. Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn được bố trí cho nhiều loại tàu khác như tàu quét mìn mới, tàu tên lửa, tàu tiếp tế. Cuối năm 2013, Trung Quốc cũng đã lần đầu tiên lập ra biên đội tàu sân bay (Liêu Ninh) và xuống Biển Đông để "làm quen môi trường".

Nguồn: giaoduc.net.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.