Chuyên mục
Giáo sư Nga: ''Phép màu Việt Nam'' do con người tạo ra, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tăng trưởng

Giáo sư Nga: ''Phép màu Việt Nam'' do con người tạo ra, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tăng trưởng

Chủ nhật 18/10/2020 12:07 GMT + 7

Theo vị Giáo sư Nga, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự đạt được "điều thần kỳ".

Tờ New York Times (Mỹ) ngày 13/10 đã đăng tải bài viết có tiêu đề "Is Vietnam the Next ‘Asian Miracle’?" (tạm dịch: Việt Nam có phải là "điều thần kỳ châu Á" tiếp theo?); trong đó tác giả của bài viết đã đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Việt Nam, và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một "điều thần kỳ" mới về kinh tế ở khu vực châu Á, sau những nền kinh tế đã có "chỗ đứng" như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Mới đây, báo Sputnik (Nga) đã đăng tải bình luận của Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga về bài viết của The New York Times.

Cụ thể, về định nghĩa Việt Nam là "điều thần kỳ" tiếp theo của châu Á, ông Mazyrin cho rằng: "'Phép màu Việt Nam' do con người tạo ra. Đó là nhờ vào điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với đó là những điều kiện tự nhiên và điều kiện thuận lợi về nhân khẩu học, cũng như nhờ các điều kiện do nhà nước Việt Nam tạo ra".

Vị chuyên gia của Nga nhận định: "Hiện nay, nhờ những biện pháp cực kỳ sáng suốt của ban lãnh đạo Việt Nam, cấp quản lý cao đã tránh được những hậu quả nặng nề nhất của đại dịch đối với người dân và nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nhiều ngành kinh tế như du lịch, hàng không, ngành dịch vụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tăng trưởng GDP 3% là ở mức thấp nhất nếu so sánh với những thành công trong những thập kỷ gần đây. Nhưng, nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đây vẫn là một thành công lớn. Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tăng trưởng."

Theo ông Mazyrin, Việt Nam cần tiếp tục cải cách lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các tập đoàn xuyên quốc gia trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và xuất khẩu thành phẩm và thành lập các cơ sở sản xuất có sức cạnh tranh riêng. "Khi đó, điều thần kỳ Việt Nam thực sự sẽ xuất hiện", ông Mazyrin nói.

Được biết, Giáo sư Mazyrin cũng đã nhiều lần đưa ra các đánh giá tích cực về Việt Nam. Hồi tháng 9 vừa qua, trong buổi tọa đàm với hãng tin Sputnik nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, ông Mazyrin đã đánh giá cao các thành quả kinh tế của Việt Nam, và nói rằng "Việt Nam là điển hình hiếm hoi về một đất nước phát triển đột phá thành công khi đuổi kịp các quốc gia phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới nói chung."

 

Hồng Anh
(Theo Sputnik, TTXVN)

Nguồn: toquoc.vn
30 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.