Chuyên mục
Gian nan Putin lấy lại cho nước Nga những gì đã mất

Gian nan Putin lấy lại cho nước Nga những gì đã mất

Chủ nhật 01/08/2021 09:24 GMT + 7

Việc chính quyền Yeltsin “tự tước bỏ” chủ quyền quốc gia qua Điều 15 Hiến pháp năm 1993, tăng độ khó cho hành trình lấy lại những gì nước Nga đã mất...

Tòa án The Hague buộc Nga bồi thường 5 tỷ USD cho Yukos Capital

Bloomberg ngày 29/7 đưa tin, Yukos Capital - một đơn vị cũ của Tập đoàn Yukos đã giành được yêu cầu bồi thiệt hại thường trị giá 5 tỷ USD trong vụ kiện chống lại chính quyền Nga tại Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague.

Văn phòng Tổng Công tố Nga cho biết, một phiên tòa quốc tế tại Geneva do Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại The Hague mở ra, đã phán quyết rằng Nga chiếm đoạt bất hợp pháp các khoản vay do Yukos Capital cung cấp cho Yukos.

Theo thông tin từ Văn phòng Tổng Công tố Nga, trị giá khoản bồi thường là 2,6 tỷ USD gồm các khoản vay và lãi suất. Tuy nhiên, tổng số tiền đến hạn thanh toán đã lên tới 5 tỷ USD. Phán quyết có thể được kháng cáo tại Tòa án Tối cao Thụy Sĩ.

Yukos Capital yêu cầu bồi thường thiệt hại 13 tỷ USD. Đại diện Yukos Capital lập luận rằng các khoản vay đã cấp cho Yukos và các công ty con của Yukos đã không được hoàn trả sau khi phá sản và thanh lý Tập đoàn dầu khí tư nhân Yukos.

 


Yukos trở thành một biểu tượng cho những gì mà nước Nga đã bị mất dưới thời chính quyền Yeltsin


Văn phòng Tổng Công tố Nga đã tuyên bố phản đối phán quyết của phiên tòa quốc tế tại Geneva và sẽ đấu tranh đến cùng để buộc Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague phải đưa ra phán quyết mới.

Văn phòng Tổng Công tố Nga chỉ ra mâu thuẫn trong phán quyết của các thẩm phán và cho biết Nga đủ cơ sở để từ chối các yêu cầu của Yukos Capital. Theo phía Nga, thẩm phán tại phiên toà ở Geneva không có thẩm quyền quyết định vụ việc.

“Quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague không thể được xem là hợp pháp và có căn cứ. Văn phòng Tổng công tố Nga sẽ không thất bại khi kháng cáo quyết định này”, một nguồn tin pháp lý của chính phủ Nga cho biết, theo TASS.

Ngoài vụ việc liên quan đến các khoản vay giữa Yukos Capital và Yukos, Nga còn liên quan đến vụ cổ đông cũ của Yukos yêu cầu khoản tiền bồi thường thiệt hại và tiền lãi lên đến 57 tỷ USD. Vụ việc vốn đã kéo dài hơn một thập kỷ.

Năm 2014, Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague kết luận Kremlin đã tổ chức cuộc tấn công phối hợp Yukos để đưa tài sản của tập đoàn này trở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước và yêu cầu Nga bồi thường 50 tỷ USD cho các cổ đông.

Nga đã kháng cáo lên tòa án ở Hà Lan. Ngày 20/4/2016, một phiên tòa sơ thẩm của Tòa án Hà Lan đã bác bỏ phán quyết của bác bỏ Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague. Các cổ đông cũ của Yukos đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hà Lan. 

Hiện Nga đang chờ kết quyết định từ Tòa án Tối cao Hà Lan trong việc xử lý kháng cáo của các cổ đông cũ của Yukos. Quyết định đó dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. Tuy nhiên, giá trị yêu cầu bồi thường đã lên đến 57 tỷ USD.

Tập đoàn Yukos từng là nhà sản xuất dầu lớn nhất Liên bang Nga và trong thời gian ngắn đã nắm số lượng tài sản dầu khí cực lớn ở Siberia nhờ chương trình tư nhân hóa của nhà nước Nga dưới thời chính quyền Tổng thống Yeltsin những năm 1990.

Tuy nhiên, vào năm 2003, chính quyền Nga dưới thời Tổng thống Putin đã buộc tội Yukos  nợ 27 tỷ USD tiền thuế. Mikhail Khodorkovsky, ông chủ Yukos, người giàu nhất nước Nga khi đó, đã bị bắt và phải ngồi tù.

Năm 2005 khi còn trong tù, Khodorkovsky đã nhượng lại các cổ phần của mình cho các cổ đông khác, với mục đích bảo toàn Yukos. Có 5 cổ đông chủ chốt đã tập hợp lại và thành lập Công ty Group Menatep Limited (GML).

GML đã kiện Nhà nước Nga ra Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague với lập luận rằng chính quyền Nga giải thể Yukos là vì quyền lợi của Tập đoàn quốc doanh Rosneft. Đại diện cho GML là luật sư người Anh Tim Osborne.

 


Tổng thống Putin và Khodorkovsky, trước khi nhà tài phiệt bị bắt vì tội trốn thuế


Gian nan hành trình Tổng thống Putin lấy lại cho nước Nga những gì đã mất

Thủ tướng Putin tiếp quản vị trí người đứng đầu đất nước từ Tổng thống Yeltsin khi Nga chỉ còn là một quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nước ngoài ngập đầu ngập cổ, người dân chỉ biết kêu trời vì khó khăn và bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang.

Nhưng tai hại hơn, khi ông Putin nhận chức tổng thống từ ông Yeltsin, nước Nga còn là quốc gia của chia rẽ, phe cánh, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội là đã quá sức của một chính quyền.

Là thực thể kế thừa một cường quốc, nhưng sau chưa một thập kỷ nắm quyền, Tổng thống Boris Yeltsin đã "đưa nước Nga vào trong túi Mỹ", theo The Guardian, bởi khi sức mạnh quốc gia bị phân tán.

Đặc biệt, với việc tiến hành chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, vị tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô Viết đã khiến cho nhiều tài sản quốc gia bị cướp và chuyển ra khỏi biên giới.

Vì vậy, nhiệm vụ của vị tổng thống trẻ tuổi Vladimir Putin lúc nhận chức không chỉ là khôi phục sức mạnh Nga dựa trên đầu đạt hạt nhân và vũ khí liên lục địa, mà còn là lấy lại cho nước Nga những gì đã mất.

Để làm được điều đó, Tổng thống Putin đã trao nghị định Tổng thống nhà nước Nga cho người tiền nhiệm về việc không truy tố ông và gia đình ra tòa vì các sai lầm trong thời gian nắm quyền, từ đó bắt đầu hành trình lấy lại những gì đã mất cho nước Nga.

Chỉ riêng sự phức tạp trong vụ Yukos Capital và Yukos kiện chính quyền nhà nước Nga ra Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague đã đủ thấy hành trình ông Putin lấy lại những gì đã nước Nga đã mất dưới thời Yeltsin gian nan như thế nào.

Hậu quả mà chính quyền tiền nhiệm để lại quá lớn, nó không chỉ lớn về giá trị tài sản bị mất, mà còn là sự phức tạp trong các thủ đoạn biến tài sản của nước Nga thành tài sản của các cá nhân, các thực thể khác bên ngoài nước Nga.

Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Yetsin đã không giữ vững chủ quyền quốc gia khi bị các thế lực từ bên ngoài dưới danh nghĩa cố vấn chính phủ Nga gài bẫy, để Nga tham gia nhiều hiệp định, hiệp ước quốc tế rất bất lợi cho nước Nga.

Chẳng hạn, Hiến chương Năng lượng Châu Âu bắt nguồn từ một sáng kiến chính trị vào đầu những năm 1990, với mục đích là khai thác tài nguyên sẵn có rộng lớn ở các quốc gia hậu Xô Viết phục vụ cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Châu Âu.

Khi sáng kiến chính trị được luật pháp hóa bằng Hiệp ước Hiến chương Năng lượng có ràng buộc về mặt pháp lý bao gồm khuyến khích và bảo hộ đầu tư, thương mại, quá cảnh, tiết kiệm năng lượng và giải quyết tranh chấp, thì Nga đã sẵn sàng ký kết.

Trong khi Điều 15 Hiến pháp Nga năm 1993 lại quy định: “Nếu các hiệp ước quốc tế do Liên bang Nga ký kết quy định những điều luật khác với luật pháp Nga thì sẽ áp dụng các điều luật của hiệp ước quốc tế”.

 


Mặc dù Mikhail Khodorkovsky phải trả giá bằng những năm tháng nơi tù ngục, nhưng tài sản nước Nga bị cướp mất thì chưa biết khi nào mới thu hồi hết


Việc chính quyền Tổng thống Yeltsin “tự tước bỏ” chủ quyền của Liên bang Nga qua Điều 15 Hiến pháp Nga năm 1993 làm tăng thêm độ khó, vốn đã rất khó, cho hành trình của Tổng thống Putin lấy lại những gì nước Nga đã mất.

Cụ thể trong vụ Yukos, các luật sư của GML đã đưa ra các lập luận là dựa trên việc áp dụng Hiệp ước Hiến chương Năng lượng Châu Âu mà Nga ký kết năm 1994 và có hiệu lực từ năm 1998.

Rất may là Hiệp ước này chưa được Quốc hội Nga thông qua. Tuy nhiên, việc giải thích luật đã khiến cho Cơ quan Tổng Công tố Nga gặp nhiều khó khăn trong kháng cáo và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc phức tạp và kéo dài. 

Điều 79 Hiến pháp Nga năm 2020 quy định: “Mọi quyết định của các tổ chức quốc tế được thông qua trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định quốc tế mà Nga ký kết sẽ không có hiệu lực trên lãnh thổ Liên bang Nga một khi trái với Hiến pháp Nga”.

Đây được xem thành quả của cuộc cải cách hệ thống pháp luật Nga mà Tổng thống Putin thực hiện. Nó không chỉ khẳng định và bảo vệ chủ quyền của nước Nga, mà còn là cơ sở pháp lý vững chắc cho hành trình lấy lại những gì đã mất cho nước Nga.

Rõ ràng, để thu hồi hàng ngàn tỷ USD bị đưa bất hợp pháp ra khỏi nước Nga, mà hiện đang nằm trong các trương mục của ngân hàng nước ngoài hay nằm trong tay các cá nhân, tồ chức nước ngoài, là cực kỳ nan giải với Tổng thống Putin.


Ngọc Việt

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
29 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.