Chuyên mục
Cặp sát thủ khiến mọi tàu sân bay khiếp sợ

Cặp sát thủ khiến mọi tàu sân bay khiếp sợ

Chủ nhật 07/02/2021 10:47 GMT + 7

Máy bay ném bom Tu-22M3M của Nga đã tiến hành phóng thử nghiệm với tên lửa Kh-32, loại tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".


Tu-22M3M Nga phóng thử sát thủ tàu sân bay


Giới truyền thông Nga dẫn nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp-quân sự cho biết, máy bay ném bom chiến lược (có khả mang tên lửa tầm xa) Tu-22 M3M Backfire của Nga đã tiến hành bắn thử nghiệm với tên lửa hành trình mới Kh-32.

Tên lửa Kh-32 phóng từ trên không được đưa vào trang bị vào năm 2016 và Tu-22M3M hiện đại hóa sẽ trở thành máy bay mang đạn tiêu chuẩn. Hiện nay, hai nguyên mẫu Tu-22M3M đang được thử nghiệm bay.

"Máy bay Tu-22M3 được lắp thêm các cụm thiết bị đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa hành trình Kh-32, điều này sẽ tạo cơ sở cho vũ khí tấn công của máy bay ném bom Tu-22M3M hiện đại hóa. Vụ phóng diễn ra như một phần của các cuộc thử nghiệm định kỳ sản phẩm ở thao trường quân sự” – nguồn tin cho biết.

Theo kết quả được thông báo, các đặc tính chiến đấu của tên lửa đã được khẳng định một cách hoàn hảo, với độ chính xác tuyệt đối: Tên lửa đã bắn trúng vào trung tâm mục tiêu.

Nguồn tin giải thích rằng, Kh-32 chủ yếu nhằm mục đích tấn công các mục tiêu  trên mặt nước và được gọi là "sát thủ tàu sân bay", vì đầu đạn lớn và tốc độ cao của nó khiến hệ thống phòng không hiện đại của các nhóm tác chiến tàu sân bay có xác suất đánh chặn các mục tiêu như vậy rất thấp.

Ông nói thêm rằng tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, bao gồm cả các trạm radar, với hiệu quả cao.

Theo người đối thoại của cơ quan thông tấn, một loạt các vụ bắn thử đã diễn ra vào năm ngoái.

Nguồn tin giải thích, việc bắn thử nghiệm được yêu cầu vừa để xác nhận các đặc điểm của seri tên lửa Kh-32, vừa để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm tên lửa từ máy bay ném bom Tu-22M3M mới, đồng thời cũng có một số nhiệm vụ nghiên cứu thử nghiệm.

Loại tên lửa này có tầm bắn xa tới 1000km, độ cao bay lên tới 40km, vận tốc siêu âm Mach3,5  - Mach4,5 và đầu đạn nặng 1.000 kg, ngay cả khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thông thường nó cũng có thể đánh chìm cả 1 chiếc tàu sân bay cỡ lớn.

 


Tên lửa Kh-32 trên Tu-22M3M có sức mạnh vượt trội so với Kh-22 Raduga


Tạp chí Australian “Sức mạnh trên không” (Air Power) miêu tả tên lửa Kh-32 là "một vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn", vượt xa nguyên mẫu và cũng là “người tiền nhiệm” của nó là Kh-22 Raduga. Với sự kết hợp giữa Kh-32 và máy bay Tu-22M2M, Nga sẽ có cặp sát thủ khiến tàu sân bay phải khiếp sợ.

Nga hiện đại hóa phi đội Tu-22 Backfire

Nhìn từ bên ngoài, phi cơ chiến đấu tầm xa của Liên Xô/Nga hầu như không thay đổi, tất cả những đổi mới đều bố trí bên trong máy bay.

Đổi mới chính là tổ hợp điện tử vô tuyến kỹ thuật số (BREO) hiện đại nhất của Nga hợp nhất với máy bay chiến lược mang tên lửa Tu-160M2: Các hệ thống mới để dẫn đường, liên lạc, ngắm mục tiêu, gây nhiễu, điều khiển động cơ và điều khiển tự động cung cấp nhiên liệu.

Điều này giúp tăng khả năng điều hướng và điều khiển tự động máy bay cũng như đơn giản hóa việc chuẩn bị cho chuyến bay.

Ngoài ra, các động cơ trên Tu-22M3M cũng giống hệt Tu-160M2, gồm hai động cơ NK-32-02 được hiện đại hóa với buồng đốt sau và lực đẩy 14.000 kgf (14 tấn) mỗi chiếc (với động cơ đốt sau lên tới 25.000 kgf (25 tấn) mỗi chiếc), mức tiêu thụ nhiên liệu 0,72 (Kg/h)/kgf.

Các động cơ này sẽ được thay thế bằng động cơ NK-25 mạnh hơn (lực đẩy – 19.000 kgf (19 tấn), nhưng có mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn (cụ thể - 2.08 (Kg/h)/kgf). Động cơ mới hiệu suất cao sẽ giúp máy bay nâng phạm vi hoạt động lên tới 8000km.

Điều cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất: Máy bay đã có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Ban đầu, trong quá trình phát triển Tu-22M  các nhà thiết kế đã tạo ra hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Nhưng, sau khi ký kết Hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược Xô-Mỹ “SALT II” năm 1979, Liên Xô đã đồng ý gỡ bỏ hệ thống này vì người Mỹ sợ rằng, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không biến máy bay Nga thành phi cơ chiến lược.

Nếu không có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, Tu-22M chỉ là loại máy bay mang tên lửa hoặc máy bay trinh sát tầm xa với tầm bay 6.800km và bán kính chiến đấu không quá 2.400 km, có thể bay trong thời gian suốt 5 giờ.

Để nâng tầm chiếc máy bay huyền thoại, các chuyên gia đã quyết định tái trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho Tu - 22M2M, giúp nó có thể đạt tới tầm một máy bay ném bom chiến lược.


Huy Bình

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.