Chuyên mục
Bao giờ có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường?

Bao giờ có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường?

Thứ sáu 28/01/2022 10:09 GMT + 7

Sau 2 năm đại dịch ròng rã, tỉ lệ tiêm phòng cao, nhiều quốc gia và khu vực bắt đầu nghĩ đến việc coi Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường. 


Xu hướng này ban đầu xuất phát từ các quốc gia tại châu Âu như Tây Ban Nha và mới nhất xuất hiện tại Thái Lan. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quan chức khác cho rằng, thế giới còn mất thêm nhiều thời gian nữa mới có thể chấm dứt đại dịch.

Để làm rõ hơn vấn đề này, hãng tin AP có bài viết nêu rõ bệnh đặc hữu là gì và những gợi ý cho tương lai.

Thế nào là bệnh đặc hữu và đại dịch?

Bệnh lây nhiễm được coi là bệnh đặc hữu khi diễn ra liên tục trong một khu vực nhất định. Còn trường hợp dịch bệnh bùng phát trên quy mô toàn cầu, gây ra những làn sóng bệnh tật không thể lường trước thì được coi là đại dịch.

Theo bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đánh giá, thế giới còn một chặng đường dài nữa có thể trở thành bệnh đặc hữu.

“Chúng ta vẫn còn rất nhiều bất ổn, virus biến đổi rất nhanh”, bà Smallwood nói.

 


Tính đến ngày 26/1, thế giới ghi nhận trung bình 3,3 triệu ca nhiễm mới/ngày


Với nhiều quốc gia, việc chuyển Covid-19 sang bệnh đặc hữu đồng nghĩa họ sẽ không cần phải huy động quá nhiều nguồn lực để chống chọi dịch bệnh vì nó không còn là vấn đề y tế khẩn cấp.

Hầu hết các quốc gia giàu có đưa ra quyết định dựa trên mức độ virus lây lan trong đất nước và khả năng ca nhiễm mới bùng phát đại dịch lớn.

Ở những nước này, vaccine, thuốc và các biện pháp khác phòng chống Covid-19 luôn có sẵn nên họ có thể kiểm soát đại dịch sớm hơn rất nhiều so với toàn cầu.

Về kỹ thuật mà nói, WHO chưa tuyên bố đại dịch. Mức độ cảnh báo cao nhất là tình hình y tế khẩn cấp toàn cầu và họ đã đưa ra cảnh báo này với Covid-19 từ tháng 1/2020.

Tổ chức này cũng thường xuyên nhóm họp uỷ ban chuyên gia 3 tháng/lần kể từ khi đại dịch bùng phát để tái đánh giá tình hình.

Đại dịch có thể coi là đã qua đi khi các chuyên gia WHO tuyên bố Covid-19 không còn được xếp vào mức khẩn cấp toàn cầu. Song đến nay các tiêu chí để đưa ra quyết định này chưa được xác định chính xác.

Hãng tin AP dẫn lời Tiến sỹ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: “Phần nào đó, đánh giá này sẽ mang tính chủ quan vì nó không chỉ dựa trên số lượng ca nhiễm mà dựa trên mức độ nghiêm trọng và tác động của dịch”.

Một số chuyên gia khác chỉ ra, việc xác định Covid-19 là bệnh đặc hữu có lẽ là câu hỏi mang tính chính trị nhiều hơn là tính khoa học. Cách đánh giá sẽ thể hiện mức độ dịch bệnh và số người chết mà giới chức và người dân nước đó sẵn sàng chấp nhận.

Tây Ban Nha và Thái Lan đề xuất những gì?

Khoảng đầu tháng 1 này, Thủ tướng Tây Ban Nga Pedro Sanchez cho biết tỉ lệ tử vong người vì Covid-19 tại nước này đã giảm đồng nghĩa, đây là lúc giới chức châu Âu nên bắt đầu cân nhắc chuyển dịch bệnh sang đặc hữu.

Khi đó, giới chức Tây Ban Nha sẽ không còn cần ghi nhận từng ca nhiễm Covid-19 và người dân có triệu chứng không cần phải xét nghiệm nhưng họ tiếp tục được điều trị khi cần thiết. Đề xuất này đã được một số quan chức châu Âu bàn bạc nhưng chưa có quyết định cuối cùng.

 

Trang Trần (Theo AP, Bangkok Post)
Nguồn: baogiaothong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.