Chuyên mục
78 năm Chiến thắng Phátxít Đức: Bản hùng ca chói lọi

78 năm Chiến thắng Phátxít Đức: Bản hùng ca chói lọi

Thứ ba 09/05/2023 09:58 GMT + 7

78 năm đã trôi qua, chiến thắng của quân Đồng minh trong đó có vai trò vô cùng to lớn của Liên Xô trước chủ nghĩa phátxít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay vẫn là bản hùng ca chói lọi.

 

Chiến sỹ Hồng quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Nhà Quốc hội Đức, chiều 30/4/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

 

Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngày 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Thiên hùng ca Chiến thắng bắt đầu từ cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941 trên Quảng trường Đỏ. Từ đây, các đơn vị quân đội Liên Xô đã tiến thẳng ra mặt trận để bảo vệ Thủ đô Moskva đang bị quân Đức bao vây và đến đầu năm 1942 đã đẩy lui hẳn quân Đức khỏi Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Trong bản thiên anh hùng ca bất diệt của lịch sử ở thế kỷ XX có sự đóng góp, hy sinh xương máu vô cùng to lớn của quân và dân Liên Xô, với khoảng 27 triệu người đã chết, 30 triệu người bị thương, hàng nghìn thành phố, thị trấn và làng mạc bị phá hủy. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 19/11/1942, Liên Xô tung ra đòn phản công tại Stalingrad kéo dài 200 ngày đêm, đánh tan hơn 1,2 triệu quân phátxít. Ngày 2/2/1943, Stalingrad hoàn toàn được giải phóng, tạo bước ngoặt căb bản làm xoay chuyển cục diện của Thế chiến II, đồng thời đánh dấu thất bại nặng nề nhất của phát xít Đức từ đầu cuộc chiến. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Chiến dịch phòng ngự - phản công tại Vòng cung Kursk kéo dài 50 ngày đêm (5/7-23/8/1943), trong đó đỉnh điểm là trận đấu xe tăng lớn nhất lịch sử chiến tranh giữa quân đội Xô - Đức từ 10/7 - 12/7 tại cánh đồng Prokhorovka là chiến thắng mang tính chiến lược của Liên Xô, có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến trường, đẩy quân Đức từ thế chủ động sang bị động. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Tháng 1 và 2 năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công ở Leningrad, giải vây thành phố này sau 900 ngày đêm chiến đấu kiên cường với quân Đức. Ngày 27/1/1944, Leningrad chính thức thoát khỏi chiến dịch bao vây kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Chiến dịch giải phóng Crimea diễn ra từ ngày 8/4-12/5/1944 đi vào lịch sử như là một trong những chiến dịch tấn công quan trọng nhất của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong đó Hồng quân giải phóng thành phố Sevastopol, thu hồi quân cảng quan trọng này bên bờ Biển Đen. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 6/6/1944, Phe Đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ đã đổ bộ lên Normandy (Pháp), tiến hành chiến dịch mang tên Sao Hải Vương, thường được gọi là D-Day. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

13 giờ chiều ngày 3/7/1944, thủ đô Minsk được giải phóng trong chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia vào mùa hè năm 1944, mang mật danh Bagration. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Những người lính Hồng quân Liên Xô trên đường phố Lviv (Ukraine) trong các trận chiến giải phóng thành phố, tháng 7/1944. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Các cô gái Pháp chào mừng binh lính Mỹ tiến vào giải phóng Paris, ngày 28/8/1944. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Binh lính Anh nhận được sự đón tiếp nồng hậu của người dân Paris (Pháp) khi tiến vào thành phố vừa được giải phóng, ngày 28/8/1944. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Bucharest (Romania) chào đón Hồng quân Liên Xô vào giải phóng, ngày 30/8/1944. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 13/10/1944, Hồng quân Liên Xô giải phóng thủ đô Riga của Latvia khỏi phátxít Đức. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô ăn mừng chiến thắng chiến dịch Baltic. Trong chiến dịch này, Liên Xô đã mất 280.000 người, trong đó gần 61.500 người thiệt mạng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng thủ đô Warsaw (Ba Lan), ngày 17/1/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 27/1/1945, Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) - trại tập trung của Đức Quốc xã có hơn một triệu người đã bị giết - được Hồng quân Liên Xô giải phóng trong Chiến dịch Wisla-Oder. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Krakow (Ba Lan) chào đón những người lính giải phóng Liên Xô, tháng 1/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 13/2/1945, Quân đội Liên Xô giải phóng Budapest (Hungary). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Hồng quân Liên Xô giải phóng thủ đô Vienna (Áo), ngày 13/4/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Tên lửa Katyusha của Liên Xô khai hỏa trong Chiến dịch Berlin, sáng ngày 16/4/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Có tới 7.500 máy bay của quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch tấn công Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 25/4/1945, Hồng quân Liên Xô bao vây hoàn toàn Berlin (Đức). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 25/4/1945, bên bờ sông Elbe, những người lính của quân đội Liên Xô từ phía Đông và Mỹ từ phía Tây gặp nhau, đánh dấu cột mốc quan trọng, bước ngoặt của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai trong việc chia cắt quân đội phátxít Đức thành hai phần, đưa cuộc chiến tranh đến gần ngày kết thúc hơn. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Từ ngày 16/4-2/5/1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Quân đội Canada giải phóng Hà Lan, tháng 4/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin vừa được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Quân Đức tại Berlin ra hàng Hồng quân Liên Xô, ngày 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Không khí ăn mừng của hàng vạn người Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp) vào ngày VE, 7/5/1945 khi Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Rạng sáng ngày 7/5/1945 (giờ GMT), tại Reims (Pháp), tướng Alfred Jodl đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của phát xít Đức trước các lực lượng Đồng minh tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Văn bản đầu hàng chính thức được ký vào ngày hôm sau tại Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin (0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel (ngoài cùng bên phải), đại diện toàn quyền của Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được ủy nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Brusseles (Bỉ) chào đón nồng nhiệt quân Đồng minh tiến vào giải phóng, 8/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngày 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 9/5/1945. Từ đó, ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Những người lính Xô Viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phátxít Đức, ngày 24/6/1945, tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Cờ của quân đội Đức Quốc xã bị ném xuống chân tường thành Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva tại Lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Nguyên soái Liên Xô Zhukov chào đón các chiến sỹ Hồng quân tham dự Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Moskva nhảy múa trong ngày mừng chiến thắng. Ngày kỷ niệm Chiến thắng phát xít 9/5 hằng năm là ngày tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, tri ân sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô, là dịp để nhắc nhở toàn thế giới rằng, không thể để cơn ác mộng phátxít quay trở lại một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Prague chào đón những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày 2/9/1945, trên chiến hạm USS Missouri của Hải quân Mỹ, Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu đã ký văn kiện chấp nhận đầu hàng không điều kiện với Liên Xô và quân Đồng minh, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri tại Vịnh Tokyo vào ngày 2/9/1945, chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến thứ hai.(Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Ngày Chiến thắng ở New York (Mỹ), 14/8/1945. Bức ảnh nổi tiếng được chụp bởi phóng viên ảnh tạp chí Life Alfred Eisenstadt. (Ảnh: Alfred Eisenstadt/TTXVN phát)

Nguồn: vietnamplus.vn
30 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.