Chuyên mục
Vaccine đầu tiên của Ấn Độ mang đến cơ hội tiêm chủng cho những quốc gia thu nhập thấp

Vaccine đầu tiên của Ấn Độ mang đến cơ hội tiêm chủng cho những quốc gia thu nhập thấp

Thứ năm 04/11/2021 18:58 GMT + 7

Vaccine đầu tiên do Ấn Độ phát triển và sản xuất đang mang đến cơ hội tiêm chủng cho nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình do yêu cầu bảo quản dễ dàng.


Theo hãng CNN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho Covaxin, vaccine ngừa Covid-19 do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

 

WHO nhấn mạnh, loại vaccine của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ mang đến cơ hội tiêm chủng cho các quốc gia nghèo trên thế giới trong bổi cảnh dịch bệnh phức tạp. WHO cho biết, nhóm cố vấn kỹ thuật của họ đã xem xét tính hiệu quả của loại vaccine Covaxin và đánh giá khả năng bảo vệ vượt trội cũng như đáp ứng tiêu chuẩn của WHO về việc phòng ngừa bệnh Covid-19.

Vaccine có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, thay vì dưới 0 độ C như các loại vaccine mRNA của Pfizer và Moderna, vì vậy quá trình bảo quản và phân phối dễ dàng hơn, đặc biệt ở nước nghèo.

Nhóm cố vấn kỹ thuật đã tham gia thẩm định hiệu quả - rủi ro của loại vaccine này với công ty Bharat Biotech trước khi cấp phép sử dụng trên toàn cầu. Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO đưa ra khuyến nghị sử dụng tiêm hai liều đối với vaccine Covaxin, trong đó mỗi liều cách nhau 4 tuần và áp dụng cho nhóm tuổi từ 18 trở lên.

Các khuyến nghị này phù hợp với hướng dẫn của Công ty. Quyết định của WHO kỳ vọng sẽ giúp hàng triệu người Ấn Độ đã tiêm vaccine Covaxin có thể dễ dàng đi lại hơn.

Quá trình cấp phép sử dụng khẩn cấp sẽ giúp Công ty Bharat Biotech nhanh chóng phân phối vaccine đến nhiều quốc gia hơn theo hướng dẫn của WHO. Việc phê duyệt của WHO cũng tạo điều kiện giúp Ấn Độ chia sẻ vacine cho toàn cầu theo chương trình COVAX và đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine công bằng cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Theo WHO, thủ tục niêm yết là điều kiện tiên quyết để cung cấp vaccine theo chương trình COVAX và cho phép các quốc gia tăng tốc độ phê duyệt theo quy định để nhập khẩu và quản lý các mũi tiêm Covid-19.

Trước đó, do diễn biến dịch bệnh phức tạp, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu vaccine ra nước ngoài. Trong tuyên bố mới nhất, hãng Bharat Bitotech khẳng định sẽ sản xuất vaccine Covaxin đạt công suất hàng năm là 1 tỷ liều tính đến cuối năm 2021. Các hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ tiếp tục thực hiện với các công ty ở Ấn Độ và một số nơi khác.

"Quan trọng hơn, Công ty Bharat Biotech phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các quốc gia khác sau khi phê duyệt", Prashant Khadayate – nhà phân tích dược phẩm tại GlobalData cho biết.

Theo Trung tâm Tình báo Dược phẩm của GlobalData, Covaxin là loại vaccine phổ biến thứ hai sau Covishield trong chương trình tiêm chủng của Ấn Độ.

"Việc chấp thuận khẩn cấp đối với Covaxin của WHO sẽ giúp người dân tin tưởng nhiều hơn với loại vaccine của Ấn Độ và mang cơ hội tiêm chủng cho nhiều quốc gia khác trên thế giới", nhà phân tích Khadayate nói thêm.

Đáp ứng nhu cầu cho các quốc gia nghèo

Theo the Washington Post, hãng dược Bharat Biotech cho biết công ty có khả năng sản xuất từ 50 đến 55 triệu liều mỗi tháng.

"Quá trình phê duyệt của WHO là bước rất quan trọng đảm bảo khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine Covaxin nhằm mang đến cơ hội quản lý rộng rãi, tiếp cận an toàn và hiệu quả", Chủ tịch Bharat Biotech - Krishna Ella cho biết trong một tuyên bố vào ngày 3/11 đồng thời bày tỏ hy vọng có thể đóng góp "tiếp cận công bằng" đối với vaccine trên toàn cầu.

Ông Andrea Taylor, nhà nghiên cứu tại Đại học Duke nhận định, mặc dù vaccine Covid-19 đã phân phối rộng rãi đến nhiều quốc gia giàu có nhưng WHO có thể chưa đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 40% người dân cho các quốc gia trên toàn cầu tính đến cuối năm nay.

Ông Taylor dự đoán việc phân phối hơn 50 triệu liều Covaxin mỗi tháng trên toàn cầu là "không quá lớn. Tuy nhiên, đây là loại vaccine an toàn và hiệu quả, có thể "lấp đầy khoảng trống" thiếu hụt vaccine cho một số nước có thu nhập thấp hơn.

"Diễn biến dịch bệnh, nhiều khi là tuyệt vọng bởi thiếu vaccine. Đây là loại vaccine mới do WHO cấp phép và chúng ta có thể tận dụng cơ hội chia sẻ này đối với thế giới", ông Taylor nhấn mạnh.

Không giống với Pfizer hay Moderna, Covaxin không áp dụng công nghệ mới mRNA. Thay vào đó, Ấn Độ sử dụng một kháng nguyên bất hoạt của virus gây ra Covid-19 để kích thích phản ứng miễn dịch – một công nghệ cũ hơn nhưng thiết lập tốt để nghiên cứu và phát triển vaccine.

Vaccine Covaxin là loại vaccine đầu tiên do Ấn Độ sản xuất và được xem là biểu tượng tự hào dân tộc của nước này. Sự ra đời của loại vaccine này đánh dấu một trong các thành công trong nỗ lực y tế của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya bày tỏ hạnh phúc sau khi WHO phê duyệt vaccine Covaxin. Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của WHO đối với Covaxin diễn ra trước thềm Lễ hội ánh sáng lớn của Ấn Độ - Diwali.

"Đây là lễ hội tượng trưng cho sự tự cường của Ấn Độ", Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

Nguồn: toquoc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.