Chuyên mục
Ứng dụng AI của doanh nhân Việt Nam do Google hậu thuẫn đã tăng trưởng vượt bậc nhờ đại dịch

Ứng dụng AI của doanh nhân Việt Nam do Google hậu thuẫn đã tăng trưởng vượt bậc nhờ đại dịch

Chủ nhật 18/10/2020 13:39 GMT + 7

Virus corona đã gây ra một cuộc cách mạng trong giáo dục, thúc đẩy các trường học chuyển sang hướng dạy trực tuyến, đồng thời gia tăng nhu cầu mới về các ứng dụng học trực tuyến. Một trong số đó là ELSA - ứng dụng hỗ trợ học ngôn ngữ, được thiết kế và tạo ra dựa trí tuệ nhân tạo (AI). ELSA giúp người học tiếng anh có thể cải thiện khả năng nói và phát âm của mình thông qua các bài học ngắn được đưa ra trên ứng dụng.


Dưới tác động của đại dịch, công ty do Google hậu thuẫn đã thu hút được khoảng 11 triệu người dùng và khai thác thêm nhiều thị trường mới, khi các đợt đóng cửa quốc tế đã làm gia tăng nhu cầu học tiếng qua các ứng dụng trực tuyến. Văn Đinh Hồng Vũ là đồng sáng lập và tổng giám đốc của ứng dụng tiếng anh ELSA.

 



Vấn đề của hàng triệu người

Vũ đã từng vất vả đi tìm giọng nói của mình. Sau khi chuyển đến Mỹ vài năm trước để học tập và làm việc, cô luôn thiếu tự tin khi nói và giao tiếp bằng tiếng anh, dù Vũ có kiến thức vững và thông thạo tiếng anh. Cô nhận ra đây là vấn đề của không chỉ riêng cô, mà những người bạn nước ngoài (trừ người bản xứ) của cô đều đang gặp phải. Những lo lắng về việc phát âm sai đã khiến họ không hoàn toàn thể hiện được năng lực của mình, đôi khi là bị đánh giá thấp. Trong số khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng anh trên toàn cầu, diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ước tính hơn 1 tỷ người không phải là người bản ngữ hoặc học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, Vũ quyết định phải làm điều gì đó, mơ ước về một công cụ công nghệ có thể phát hiện chính xác những lỗ hổng trong tiếng anh của người dùng và cung cấp các giải pháp dễ thực hiện với chi phí chỉ bằng một gia sư.

“Để có được một giọng Mỹ hoặc giọng Anh hoàn hảo, điều đó là rất khó. Nhưng để nói một cách tự tin và trôi chảy để người khác có thể hiểu bạn, điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được. Và nếu có rất nhiều lợi ích khi làm như vậy, thì tại sao không? ” cô ấy nói với CNBC Make It.

Tìm kiếm một nhà đồng hành

Khi không có AI hay kinh nghiệm gì về máy móc, Vũ biết cô sẽ phải từ bỏ công việc hiện tại để biến tầm nhìn của mình thành hiện thực. Sau khi gác lại công việc, cô đã dành sáu tháng để tìm kiếm một người đồng sáng lập kỹ thuật. Vũ nói chuyện với “mọi chuyên gia về AI trong mảng nhận diện giọng nói ở khu vực vịnh San Francisco” để đánh giá sự quan tâm và hiểu rõ hơn về họ.

“Cách tiếp cận của tôi rất đơn giản: mỗi ngày tôi chỉ cần nói chuyện với năm người. Tôi không quan tâm họ là ai, miễn là tôi có thể kết nối và sau đó năm người đó sẽ giới thiệu tôi với năm người khác, ”cô nói.

Cuối cùng, sự tìm kiếm của Vũ đã đưa cô đến Đức, sau đó là nơi tổ chức hội nghị công nghệ nhận dạng giọng nói lớn nhất thế giới, đây là nơi mà một giáo sư kỹ thuật từng khuyên cô “nếu bạn không tìm thấy ai ở đó, thì bạn cũng có thể đóng cửa công ty”.

Tại đó, trong số 3000 chuyên gia, Vũ đã gặp được Xavier Anguera, một nhà khoa học hàng đầu, theo cô, là đã nghiên cứu rất lâu và sẵn sàng tạo nên ảnh hưởng. Trong vòng vài tuần, Anguera đã đồng ý tham gia cùng cô, tạm thời rời gia đình ở Bồ Đào Nha và chuyển đến căn hộ “nhỏ” ở San Francisco của Vũ để xây dựng ý tưởng của họ. Đó là một quá trình đòi hỏi sự trung thực hoàn toàn, với “tất cả các cuộc trò chuyện khó khăn nhất đã được thực hiện sớm”, chẳng hạn như thỏa thuận về tiền lương và phân chia cổ phần, Vũ thừa nhận. “Chúng tôi nói nếu chúng tôi không giết nhau sau ba tháng thì tôi nghĩ chúng tôi có thể ổn,” cô nhớ lại.

Khi ứng dụng trở nên phổ biến

Với việc Anguera vào vị trí đồng sáng lập và giám đốc công nghệ, cặp đôi ngay lập tức bắt tay vào việc xây dựng một nguyên mẫu; nhập dữ liệu từ những người nói tiếng Anh không phải là bản ngữ và đánh giá nó so với tiếng Anh Mỹ chuẩn. Đối với Vũ, điều đó có nghĩa là cô có thể giúp một bộ phận rộng rãi người nói tiếng Anh ở Việt Nam, từ tài xế xe buýt đến giám đốc điều hành phòng họp.

Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự đã đến vài tháng sau đó, khi ELSA giành chiến thắng trong cuộc thi khởi nghiệp năm 2016 của South by Southwest, khiến ứng dụng trở nên phổ biến, thu hút 30.000 người dùng trong vòng 24 giờ và cấp cho nhóm quyền truy cập vào dữ liệu người dùng từ khắp nơi trên thế giới.

Giành được sự ủng hộ của Google

Với một bộ dữ liệu quốc tế về hàng loạt các giọng Anh không phải là bản ngữ, từ Ấn Độ đến Tây Ban Nha, các bánh xe đã được thiết lập để đưa công ty đi vào vận hành. Ngay sau đó, nhờ vào số tiền tiết kiệm của mình trong khoảng sáu tháng, Vũ và Anguera đã đảm bảo một khoản đầu tư ban đầu để phát triển công việc kinh doanh. Đến đầu năm 2018, với đội ngũ đang phát triển và vài triệu người dùng trên 100 quốc gia, ELSA đã nhận được 3,2 triệu đô la tài trợ, bao gồm quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á – Monk’s Hill Ventures. “ELSA là một trong những khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi tại Việt Nam, nơi chúng tôi được truyền cảm hứng từ niềm tin của Vũ và Xavier trong việc giải quyết một vấn đề thực tế cho hơn 1,5 tỷ người học tiếng Anh”, Peng T. Ong, đồng sáng lập và đối tác quản lý của Monk’s Hill Ventures nói với CNBC Make It qua email.

Phát triển hơn trong đại dịch

Sự bùng nổ diễn ra chỉ vài tháng trước khi đại dịch coronavirus làm đảo lộn nền giáo dục và thúc đẩy sự phát triển của các công cụ trực tuyến. ELSA – ứng cho phép người dùng toàn quyền truy cập vào hơn 1000 khóa học với giá khoảng 3 – 6 đô la mỗi tháng (tùy thuộc vào gói) – kể từ đó đã chứng kiến số lượng người dùng tăng “ba đến bốn lần” hàng tháng. Sự tăng trưởng đó không chỉ đến từ những người dùng điển hình của ELSA mà còn từ các trường học và doanh nghiệp thích ứng với các cách giảng dạy mới. Công ty hiện đã hợp tác với hàng chục trường học và doanh nghiệp trên khắp Việt Nam, Ấn Độ, Brazil và Ukraine. Vũ nói: “Covid thực sự đã mở ra một phân khúc mới cho chúng tôi. Thay vì luôn phải gửi con đến trung tâm học ngoại ngữ hoặc trường học, họ có thể dựa vào công nghệ.”

Tầm nhìn hướng tới tương lai

Ông Ong cho biết: “Trong thế giới ngày nay, sử dụng tiếng Anh một cách thông thạo được coi là tài sản mang lại cơ hội kinh tế lớn và chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy sự phát triển không ngừng của edutech (công nghệ giáo dục) ở Đông Nam Á”. Vũ cho biết điều đó có nghĩa là việc huy động vốn tiếp theo sẽ sớm được “triển khai”, khi công ty tìm cách củng cố các đội hiện có của mình ở San Francisco, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản, đồng thời đặt mục tiêu vào các thị trường mới như Brazil hay Hàn Quốc. ELSA cũng đang hướng tới thực hiện nhiều cải tiến hơn cho sản phẩm của mình, chẳng hạn như việc giám sát liên tục, cho phép ứng dụng đưa ra báo cáo phản hồi dựa trên các cuộc trò chuyện trong suốt cả ngày. Những bổ sung như vậy, Vũ lưu ý, sẽ cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc bảo mật dữ liệu. “Năm 2020 là một năm điên rồ, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm tốt và chúng tôi rất hào hứng với những gì có sẵn cho năm 2021,” cô nói.

 

Cẩm Bích (Theo CNBC)

Nguồn: vietnambusinessinsider.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.