Chuyên mục
Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ!
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ!

Thứ hai 14/07/2014 22:15 GMT + 7
Trung Quốc đang bày tỏ mối quan tâm lớn về vùng đất giàu tài nguyên Bắc Cực, tuy nhiên, muốn tranh phần với Nga không dễ.
 
Các chuyên gia phân tích từng dự báo, ai sở hữu Bắc Cực thì người đó sẽ sở hữu thị trường dầu mỏ và khí đốt. Ước tính, nguồn tài nguyên tiềm năng ở khu vực này trị giá khoảng 30.000 tỉ USD. Việc phát hiện ra một lượng lớn mỏ hydrocarbon ở Bắc Cực càng làm bùng lên những sự cạnh tranh quốc tế về tài nguyên của khu vực này.

Sự giàu có của Bắc Cực khiến nhiều nước bộc lộ tham vọng thống trị khu vực này, trong đó có Trung Quốc.

Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc tới Bắc Cực

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học chính sách quốc phòng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học quân sự Trung Quốc khẳng định, nguồn dự trữ dầu khí ở khu vực Bắc Cực là yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc phải tích cực tìm kiếm các phương cách phát triển lĩnh vực này.

Thậm chí các chuyên gia nước này còn khẳng định Trung Quốc có quyền đối với một phần tài nguyên ở Bắc Cực.

Tháng 5/2013, Trung Quốc được Hội đồng Bắc Cực đồng ý công nhận là quan sát viên trong khu vực Bắc Cực và hiện nay Trung Quốc đang tích cực tham gia vào các cuộc nghiên cứu vùng cực.
Trung Quốc đang xây dựng hạm đội Bắc Cực. Ngoài ra, ngày 11/7 vừa qua, tàu phá băng Tuyết Long mang theo 65 nhà khoa học Trung Quốc dấn thân vào cuộc hành trình thứ 6 tới Bắc Cực. Một tàu phá băng mới trị giá 210 triệu USD cũng đang được Bắc Kinh chế tạo. Trước đó, cuối tháng 12/2013, Viện nghiên cứu Trung Quốc-Bắc Âu được đưa vào hoạt động tại thành phố Thượng Hải.

Tuy nhiên, muốn tiếp cận Bắc Cực, Trung Quốc gặp phải rào cản lớn là Nga. Hiện Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khai khoáng ở Greenland, nhưng các nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở Bắc Cực phần lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven Bắc Cực (đặc biệt là Nga). Do đó, nếu Trung Quốc muốn năng lượng thì phải khai thác chung.

Bản thân nước Nga đang đẩy mạnh công việc khai thác ở Bắc Cực và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, đầu tầu phát triển kinh tế. Quốc gia này đang có ý định chuyển các hoạt động khai thác dầu và khí đốt  đến đây trong tương lai, cũng là để bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ xây dựng một mạng lưới các căn cứ Hải quân thống nhất tại Bắc Cực để đón các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại, như một phần trong kế hoạch nhằm thúc đẩy việc bảo vệ các lợi ích và biên giới của Nga trong khu vực.

Ông Putin khẳng định rằng: “Trong những thập kỷ qua, Nga đã từng bước thiết lập và củng cố các vị trí của mình tại Bắc Cực. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta sẽ tích cực phát triển khu vực đầy hứa hẹn này và cần sử dụng tất cả các biện pháp để bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế tại đó”.
Từ tháng 12/2013, ông Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực và hoàn thành việc phát triển hạ tầng quân sự tại khu vực này trong năm 2014.

Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố các kế hoạch nhằm mở lại các sân bay và các cảng tại các quần đảo New Siberia và Franz Josef Land cũng như ít nhất 7 đường băng tại khu vực lục địa của Vòng Bắc Cực vốn bị bỏ không từ năm 1993.

Thời gian qua, Trung Quốc tích cực làm thân với Nga, kể cả việc đem lại một số mối lợi kinh tế, tiêu biểu là bản hợp đồng năng lượng trị giá 400 tỷ USD, các hợp đồng vũ khi công nghệ, trong đó mới nhất là lô chiến đấu cơ Su-35.

Thế nhưng, theo giới quan sát, quan hệ Nga - Trung có tốt đến mức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ dựa trên các lợi ích của cả hai bên và Nga chẳng dại gì hy sinh quyền lợi của mình vì Trung Quốc. Bằng chứng là hôm 10/7, từ miền Nam Trung Quốc, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov cho rằng việc thành lập liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc là điều không thể.

Ông Ivanov nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự “mang tính chất song phương: không nhằm mục đích chống lại bất cứ ai, không đe dọa bất cứ ai, không riêng lẻ cũng như không kết hợp và chúng tôi không muốn làm điều đó”.
Như vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Nga sẽ chẳng dại gì mà thỏa hiệp với Trung Quốc tại Bắc Cực và nếu Trung Quốc muốn có phần ở khu vực giàu tài nguyên này thì ắt phải tính đến phương án tranh chấp với Nga.

An Thái
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.