Chuyên mục
Trung Quốc thâu tóm các thương hiệu toàn cầu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc thâu tóm các thương hiệu toàn cầu

Thứ sáu 03/05/2013 15:31 GMT + 7
Trung Quốc ra sức mua các thương hiệu thế giới nổi tiếng trong khi nhiều doanh nghiệp hàng đầu của nhà nước tiếp tục thua lỗ.


© Flickr.com/morberg/cc-by-nc

Tập đoàn dược phẩm Fosun Pharma (Trung Quốc) vừa mua tận gốc Alma Laser (Israel), một công ty tiên phong về sản xuất thiết bị y tế. Thông tin do báo Globes Israel hé lộ. Giao dịch với trị giá 240 triệu USD mở ra cho Trung Quốc gần 15% thị trường các dịch vụ chăm xóc nhan sắc cao cấp của thế giới. Ngoài ra, Fosun Pharma có cơ hội tiếp cận các công nghệ sản xuất thiết bị laser, quang học và siêu âm y tế.

Hãng China Haidian làm bước đột phá trên thị trường đồng hồ xa xỉ bằng động thái mua lại công ty Corum (Thụy Sĩ). Không dừng lại ở đây, Trung Quốc còn với tay tới một biểu tượng của Vương quốc Anh là xe taxi London sơn đen. Một công ty từ tỉnh Chiết Giang (Zhejiang Geely Holding Group Co.) đang mua lại Manganese Bronze Holdings Plc., là nhà sản xuất dòng xe taxi lịch sử. Trước đó, Trung Quốc đã kịp mua hai thương hiệu ô tô thế giới là Rower và Volvo. Dư luận cũng chưa hết xôn xao với tin CNOOC (Trung Quốc) nuốt chửng công ty dầu khí Nexen của Canada. Theo nhà phân tích chính trị Sergei Markov, đây là một xu hướng đang phát triển mạnh:

“Sự bành chướng của Trung Quốc sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Quốc gia ngày càng giàu và có thể mua trọn các doanh nghiệp. Nếu trước kia họ thu hút công nghệ và cho phép đối tác phương Tây xây dựng nhà máy ở Trung Quốc, thì lúc này chiến lược của họ là mua lại các công ty uy tín và tận dụng tối đa công nghệ mới phục vụ nền kinh tế nội địa.”

Không chỉ có vậy, Trung Quốc bắt đầu sự bành trướng hệ tư tưởng vào các thị trường Mỹ và Tây Âu. Tập đoàn Dalian Wanda Group nắm quyền kiểm soát 346 rạp chiếu phim multiplex ở Mỹ với tổng số đến 5.000 màn hình sau khi mua lại mạng AMC Entertainment Holdings với giá hơn 2,6 tỷ USD. Bước tiếp theo sẽ là hai chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Tây Âu. Chúng thuộc sở hữu của các công ty Odeon & UCI Cinemas Holding và Vue Entertainment. Odeon & UCI có hoạt động ở bảy quốc gia châu Âu, Vue Entertainment - ở 5 nước. Cả hai nắm giữ gần 3.300 màn hình lớn.

Vậy nhưng, trào lưu mua lại các thương hiệu nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường mới của Trung Quốc đi kèm những thất bại nghiêm trọng của doanh nghiệp trong nước. Theo kết quả năm 2012, chỉ tính riêng các doanh nghiệp nhà nước đã thâm hụt đến 8 tỷ USD. Hai năm liên tiếp, China Cosco Holdings Co đứng đầu danh sách xí nghiệp quốc doanh thua lỗ. “Kẻ không may” thứ hai là tổng công ty nhôm của Trung Quốc Aluminium Corp of China. Tiếp nối bảng xếp hạng thảm hại là tổng công ty luyện kim Metallurgical Corporation of China Ltd.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.