Chuyên mục
Táo quân 2014: Món ăn sống sượng và... nhạt!
BÌNH LUẬN
toi ko dong y voi cach nhan xet cua bai viet.. no cu kenh kenh lam sao y..toi co cam tuong nhu ho dang ghanh ghet ji ay...
Xem Táo quân 2014 năm nay thật sự là không hay, các tình tiết không gắn kết và có phần nói một cách hời hợt. Tôi không...
Bài viết phiến diện, thiếu công bằng, kém hiểu biết. Cám ơn các nghệ sỹ.

Táo quân 2014: Món ăn sống sượng và... nhạt!

Thứ sáu 31/01/2014 06:49 GMT + 7
Táo văn hóa. Nữ. Mới tinh. Bận áo trắng, xuất hiện cùng với táo giáo dục, cũng nữ, cũng lạ hoắc, cũng bỗng nhiên từ dưới đất chui lên, xuất hiện thình lình trong màn cuối của chương trình Táo quân năm nay. Và sau đó: màn hạ.

 
Cảnh ra điều kiện của Táo Kinh Tế liên quan đến gói 30 nghìn tỉ đồng.cho vay. trong
Táo quân 2014

Nhiều người đã bất ngờ, sau cảm giác nhạt nhẽo kéo dài suốt hơn 2 tiếng của Chương trình Táo quân. Bất ngờ vì vai trò “tính” giáo dục và văn hóa mà Táo quân đã dành tặng khán giả cả nước. Liệu có thể nói gì về văn hóa và giáo dục khi lưỡi kéo biên tập  đã quên cắt luôn hình ảnh văn hóa, giáo dục ra khỏi chương trình được kỳ vọng trong ngày cuối cùng của năm.

À, đó là một món ăn sống sượng.

Vai táo giao thông, do diễn viên tài hoa Tự Long thủ vai. Không phải anh không nỗ lực với đủ màn ca hát với hổ lốn các giai điệu từ Nam chí Bắc.

Cảm ơn Tự Long, nhưng sẽ chẳng có đứa trẻ con nào còn nhớ được một câu hát của anh.

Đơn giản vì bởi Táo giao thông, vốn là một vai được háo hức chờ đợi và hàng năm, thường mang đến nhiều tiếng cười sảng khoái nhất, năm nay quá nhạt nhẽo dù các tác giả đã đưa vào đủ các chi tiết từ chiếc lốp máy bay rơi cho đến giai điệu “câu cầu” đối đáp.

Một vai đặc sắc, quá nhiều chất liệu để có thể làm hay. Một diễn viên thuộc vào loại ngôi sao hài đa tài số 1 sân khấu. Và kết quả là điểm 0 về ấn tượng mà ngay cả khán giả ngành giao thông cũng thấy dửng dưng như không. Hoặc nếu có, thì đó chỉ là ấn tượng về sự nhạt nhẽo, thậm chí vô duyên. Khi đã phải để cho cô Đẩu chọc cười bằng cách chửi người khác “như con tinh tinh” thì có lẽ nói rằng nhảm cũng không quá lời.

Tất nhiên, không chuyện gì là ngẫu nhiên cả và nếu “liệng đá” sẽ quả là thiếu công bằng với các nghệ sĩ đã tốn không ít thời gian và công sức.

Không ngẫu nhiên, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh trong một phiên họp Chính phủ đã nhỏ nhẹ, rằng: Nhiều bộ trưởng "nhỏ to" đề nghị các vấn đề ngành của mình “được nhẹ nhàng, ít được đề cập” trong “báo cáo của các Táo”. Rằng: “Trước khi phát sóng chúng tôi đã lược bỏ những phần không ổn”.

Lược bỏ những phần không ổn có thể để yên ổn, nhưng lại dẫn ngay đến một cái không ổn khác. Đó là sự thập cẩm, ôm đồm, nhưng lại thiếu điểm nhấn.

Táo quân năm nay có Đường dây nóng. Có lốp máy bay rơi. Có Giấy phép biểu diễn. Có Sừng tê, liền bên Ngộ độc thực phẩm. Có DN lên thiên đình trốn nợ. Có bảo mẫu đeo kính. Có gói 30 ngàn tỷ dành cho những người “Huyết áp 140, bị bệnh trĩ mà còn phải leo cột mỡ”. Nhưng cái thiếu, nếu đo được bằng kí lô, thì phải thiếu cả tạ muối. Cắt xén đã biến một chương trình được chờ đợi thành một nỗi thất vọng.

Ở một vở kịch dài hơn 2h đồng hồ đáng lẽ không thể thiếu những điểm nhấn, những cao trào, “đóng đinh” ấn tượng người xem.

Nhưng khán giả chỉ thực sự tìm thấy một điểm nhấn qua mũi kim của chị Táo Y tế “Tiêm Như Khoan Dung”. Chi tiết chị Táo y tế cởi áo vì một chiếc phong bì có thể khiến những khán giả là người ngành y cảm thấy sốc vì tổn thương. Nhưng đó là một chi tiết sân khấu đầy biểu tượng và cực kỳ sáng tạo. Cũng như chuyện treo Táo Y tế. Các tác giả đã sân khấu hóa thái độ của dân chúng, những người có khi chỉ vừa buổi chiều nay hoặc ngay ngày mai đang phải chịu đựng “nỗi khổ của người phải van xin người khác cứu mình”.

Hài kịch khác chính kịch ở yếu tố trào phúng. Chiếc áo y đức có thể được cởi ngay không chút băn khoăn chỉ vì một tờ giấy được gọi là phong bì. Và ước mơ của dân chúng- nếu được là Ngọc Hoàng- là “treo nó lên”, chứ không phải để đứng đấy mà lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác điệp khúc cảm xúc vô hồn rằng “Vô cùng bâng khuâng”; “vô cùng áy náy”; “vô cùng sốc”.

Người mù cũng... thấy giao thông tốt lên
 
 
Chí Trung đã để lại nhiều dấu ấn với vai Táo Giao thông

Nói đến Chí Trung là người ta nghĩ ngay tới Táo Giao thông. Khi đặt câu hỏi: “Bị mặc định như vậy với anh là vui hay buồn?”, Chí Trung trả lời ngay tắp lự: “Vui chứ!”. Anh chia sẻ rằng mình đã đóng Táo quân được 10 năm, trong đó 6 năm gần nhất là vai Táo Giao thông.

Có một thắc mắc được khá nhiều người đặt ra: Kịch bản các vai Táo, trong đó có Táo Giao thông, do đạo diễn Nguyễn Khải Hưng, Đỗ Thanh Hải và ê-kíp biên kịch áp đặt hay các diễn viên tự do sáng tạo? Chí Trung bật mí “Thường thì vai Táo Giao thông của tôi bao giờ cũng khiến đạo diễn đau đầu nhất, vì chi tiết thì nhiều nhưng sự hấp dẫn thì ít. Nên tôi tự loay hoay với vai của mình. Tôi sửa rất nhiều so với kịch bản gốc. Mọi vấn đề liên quan đến giao thông tôi đều quan sát và có cách nhận xét riêng. Tôi tìm cách đúc rút những chi tiết, câu chuyện, tình huống xảy ra và thường là qua báo chí để đưa vào đúng lúc, đúng chỗ”.

Dù vậy, Chí Trung cũng thừa nhận: “Bởi giao thông là vấn đề cơm ăn nước uống hàng ngày nên vai Táo này luôn thu hút được sự chú ý. Dù chất liệu hấp dẫn nhưng thành thực mà nói mình chưa tìm cách thể hiện ra hết được. Dù sao thì anh Đỗ Thanh Hải vẫn thích bởi có một Táo đường hoàng, đường bệ và vẫn có cái gì đó tạo một sự tin tưởng trong một dàn diễn viên”.

Liên quan đến việc khán giả dịp Xuân Giáp Ngọ không được xem anh đóng vai Táo Giao thông, Chí Trung ngậm ngùi lẫn tự hào: “Vui nhất khi đóng Táo Giao thông là đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người dân Việt Nam, cả trong và ngoài nước. Mặt bằng của Táo Giao thông cao hơn mức trung bình, tôi được mọi người quan tâm nhất, nên còn gì sung sướng hơn. Tuy nhiên, tôi đã chủ động đề nghị với đạo diễn Đỗ Thanh Hải xin rút khỏi Táo Giao thông năm nay.

Anh Đỗ Thanh Hải có hỏi tại sao, tôi trả lời rằng vì tôi thấy giao thông năm nay tốt rồi. Thực tế ai cũng nhìn thấy, kể cả người mù. Người mù đi qua đường cũng đi nhanh hơn chứ không đi lâu như ngày xưa. Tất cả chúng ta cũng thấy được sự nỗ lực rất lớn và phi thường của Bộ GTVT, trong đó có đóng góp của anh Đinh La Thăng. Tôi nghĩ giao thông đã đến ngưỡng 70% sự tốt lành.

Dù vậy, sẽ là lố bịch nếu tôi ca ngợi những cái tốt của năm nay. Trong hài mà lại ca ngợi thì lố bịch lắm. Hơn nữa, nếu với tư cách Táo Giao thông là phải phê phán hài hước, mà tôi không có nhiều chất liệu để thể hiện nên sợ sẽ không vượt qua được đỉnh cao của những năm qua đã làm”.

Một năm may mắn, suôn sẻ
 
 
NSƯT Chí Trung cho biết, anh đã chủ động xin không vào vai Táo Giao thông trong Chương trình Gặp nhau cuối năm Tết Giáp Ngọ vì không còn "đất diễn"

Lan man sang câu chuyện đời tư, Chí Trung nói gia đình vẫn yên ấm, vợ chồng vẫn mặn nồng. Anh tự nhận xét năm 2013 có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt với anh, nửa năm đảm nhiệm vai trò Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam suôn sẻ vì dồi dào năng lượng, nhiều ý tưởng.

Anh thừa nhận mình cũng như anh em bạn bè, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đều thở phào nhẹ nhõm sau khi giành giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” trong Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ.

“Trước đó, dù tin tưởng nhưng ai cũng có chút e ngại vì tôi thiên về làm hài. Tôi nghĩ tấm lòng của Nhà hát, của riêng tôi với anh Lưu Quang Vũ và chị Xuân Quỳnh đã phù hộ cho tôi làm một vở diễn tốt. Sau khi được giải thì mọi người và cá nhân tôi đều cho rằng, hóa ra Chí Trung còn làm được những cái khác ngoài tố chất làm hài.

Không những thế, hai đơn vị ngân hàng cảm nhận được giá trị vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” và họ đã tài trợ cho Nhà hát Tuổi trẻ đến với 119 trường đại học, cao đẳng, THPT kéo dài đến hết năm 2014 ở Hà Nội. May mắn nữa là cuối năm tôi đã đưa nhà hát và kịch Lưu Quang Vũ vào TP HCM. Đêm diễn nào cũng đầy khán giả. Đây là trải nghiệm thú vị vì đã 8 năm nay vẫn sợ kịch Bắc không hợp gu khán giả Sài Gòn, không bán được vé”.

Lý Phạm 


Đào Tuấn
Nguồn: laodong.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.