Chuyên mục
Sau vụ tấn công lính đánh thuê Pháp ở Kharkov, Pháp tăng viện trợ

Sau vụ tấn công lính đánh thuê Pháp ở Kharkov, Pháp tăng viện trợ

Thứ ba 23/01/2024 17:31 GMT + 7

Tổng thống Pháp Macron tuyên bố ký thỏa thuận an ninh với Ukraine một ngày sau cái chết của lính đánh thuê Pháp ở Kharkov và hứa sẽ cung cấp một lượng lớn hỗ trợ quân sự cho Ukraine.


Theo hãng tin Sputnik/Nga, gần đây, căng thẳng giữa Pháp và Nga đã tăng lên, sau vụ tên lửa Nga tấn công vào một tòa nhà hôm 19/1 ở Kharkov của Ukraine; được cho là trung tâm tập trung của lính đánh thuê nước ngoài, trong đó có nhiều lính Pháp.

 


Sau đó Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Nga Pierre Libby để phản đối việc Pháp phái lính đánh thuê tới Ukraine. Vụ việc nêu bật mức độ nghiêm trọng của quan hệ Nga-Pháp và có khả năng xảy ra một cuộc “khủng hoảng ngoại giao”.

 


Bộ Ngoại giao Pháp không thừa nhận những người bị tên lửa Nga tấn công vừa qua tại Kharkov là người Pháp và cho rằng, Nga đang “thao túng dư luận”; đồng thời nhấn mạnh không có lính đánh thuê Pháp ở Ukraine.

 


Tuy nhiên, theo một lính đánh thuê nước ngoài bị Quân đội Nga bắt làm tù binh năm ngoái ở chiến trường Ukraine cho biết, quả thực có người Pháp tham gia cuộc chiến ở Ukraine. Về vấn đề này, các chuyên gia Mỹ nhận xét, đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, ám chỉ “trò chơi sắp kết thúc”.

 


Theo hãng tin RT/Nga, cựu lính thủy quân lục chiến Mỹ và thanh tra vũ khí Liên hợp quốc Scott Ritter cho biết, trong số những người bị Nga “loại khỏi vòng chiến đấu” ít nhất “có một số người nói tiếng Pháp” có thể là binh sĩ Pháp tại ngũ, theo mệnh lệnh của chính phủ, được yêu cầu đến Ukraine làm cố vấn; nhưng bây giờ họ đã chết.

 


Chuyên gia Ritter chỉ ra rằng, cuộc tấn công này thể hiện tư duy mới của Nga, trước đây Nga tấn công lính đánh thuê ở Ukraine và không hề tỏ ra thương xót. Nhưng dường như hiện nay, Moscow lại “đối xử khoan dung” với các cố vấn quân sự và nhân sự do các nước NATO cử đến. Điều đó cho thấy Nga đã “đối xử công bằng” với tất cả quân nhân ở Ukraine.

 


Chuyên gia Ritter tin rằng, điều này có nghĩa là Nga đang đi đến hồi kết của trò chơi ở Ukraine, Nga sẽ không phân biệt quân nhân hoạt động ở Ukraine, bất kể họ đến từ đâu và địa vị của họ là gì.

 


Chuyên gia Ritter cũng cho biết thêm, kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, nhiều cựu chiến binh Mỹ và công dân nước ngoài từ các nước phương Tây đã tham gia các hoạt động quân sự ở Ukraine và trở thành lực lượng hỗ trợ quốc tế cho Ukraine dưới tên gọi “Quân đoàn tình nguyện quốc tế”.

 


Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 17/1, Quân đội Nga đã sử dụng các đòn tấn công chính xác để phá hủy một tòa nhà ở Kharkov; nơi nghi ngờ có nhiều lính đánh thuê Pháp.

 

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, cuộc tấn công của họ “cực kỳ chính xác” và tòa nhà đã "bị phá hủy hoàn toàn"; hơn 60 lính đánh thuê Pháp thiệt mạng và hơn 20 người bị thương, được đưa đến các cơ sở y tế.

 


Mặc dù Pháp chưa chính thức thừa nhận việc gửi quân tới Ukraine, nhưng sau cái chết của lính đánh thuê ở Kharkov, phóng viên kênh truyền hình TF1 của Pháp đưa tin, lính đánh thuê Pháp thực sự đã tham gia chiến đấu ở Ukraine.

 


Được biết, trong số lính đánh thuê hiện đang chiến đấu ở Ukraine, ít nhất 60-70 người có quốc tịch Pháp, và 200-300 người có hai quốc tịch Pháp và các nước khác. Còn chuyên gia Ritter cho rằng, không chỉ lính đánh thuê mà cả quân chính quy của Pháp ở Ukraine thiệt mạng,

 


Ngày 19/12/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ, kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, Quân đội Nga đã tiêu diệt hơn 5.800 lính đánh thuê nước ngoài, trong đó có 1.427 người từ Ba Lan, 466 người từ Mỹ và 344 người từ Anh.

 


Mặc dù Bộ Ngoại giao Pháp không thừa nhận những người bị tên lửa Nga tấn công vừa qua tại Kharkov là người Pháp. Tuy nhiên, “đòn trả đũa” của Pháp chống lại Nga cũng đến ngay lập tức, khi Tổng thống Pháp Macron tuyên bố ký thỏa thuận an ninh với Ukraine chỉ một ngày sau cái chết của lính đánh thuê ở Kharkov

 


Tổng thống Pháp Macron cũng hứa sẽ cung cấp một lượng lớn hỗ trợ quân sự lớn cho Ukraine, bao gồm 40 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa SCALP-EG mới nhất, 600 quả bom AASM và pháo tự hành bánh hơi Caesar. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ đạt được thỏa thuận về việc cung cấp thêm vũ khí trong chuyến thăm Kiev vào tháng 2 tới đây.

 


Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Le Corni cho biết, bắt đầu từ tháng 1/2024, Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine 50 quả bom lượn có điều khiển AASM HAMMER mỗi tháng và viện trợ hàng năm lên tới 600 quả.

 


Bom lượn có điều khiển AASM HAMMER về cơ bản giống bom JDAM của Mỹ, được cải tiến từ bom thường, có cánh lượn và hệ thống lái có thể điều chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh GPS/INS. Nhưng điểm khác biệt là AASM có thêm một động cơ tên lửa nhỏ, biến nó thành một tên lửa hành trình, có tầm bay xa hơn.

 


Bom AASM có thể tấn công chính xác các mục tiêu quan trọng như cơ sở hạ tầng, tàu chiến và công sự bên ngoài phạm vi phòng không của đối phương, giảm nguy cơ bị máy bay tấn công. Ngoài ra, loại bom cải tiến này có thể được sử dụng trên các máy bay chiến đấu MiG và Sukhoi mà Ukraine hiện trang bị.

 


Hiện Ukraine đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là không thể đánh trả được Nga. Tổng thư ký NATO Stoltenberg công khai thừa nhận, Nga đang tích cực tiến quân trên nhiều mặt trận ở Ukraine và kêu gọi "đừng bao giờ đánh giá thấp Nga".

 

Vào thời điểm quan trọng này, việc Pháp cung cấp hàng trăm tên lửa dẫn đường chính xác cho Ukraine đặt ra mối đe dọa lớn đối với Nga, đặc biệt là các mục tiêu quân sự, chính trị và kinh tế quan trọng gần Ukraine có nguy cơ bị tấn công.

 


Vì vậy, động thái này của Pháp không chỉ nhằm “trả thù” cho những lính đánh thuê đã thiệt mạng mà có thể khiến quốc gia tham chiến thêm tức giận và làm gia tăng xung đột giữa Nga, Pháp và thậm chí là toàn bộ lực lượng NATO. Quyết định này đã tác động lớn đến tình hình chiến tranh ở Ukraine và cũng có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trên trường chính trị quốc tế.


Tiến Minh

Nguồn: kienthuc.net.vn
28 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.