Chuyên mục
Rúp mất giá mạnh, thị trường Nga có là cơ hội của doanh nghiệp thủy sản Việt?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Rúp mất giá mạnh, thị trường Nga có là cơ hội của doanh nghiệp thủy sản Việt?

Thứ năm 25/12/2014 06:35 GMT + 7
Đồng Rúp của Nga mất giá tạo ra lo ngại họ không ưu tiên thanh toán bằng USD như cách thanh toán trước nay của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong khi đó, nhận đồng rúp sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Việt vì nguy cơ giảm giá tiếp.

Ảnh minh họa.

Kể từ tháng 8/2014, Nga mở cửa trở lại cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam do căng thẳng với những thị trường truyền thống là châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, trước bối cảnh bất ổn tại Nga như hiện nay, liệu thị trường này có là cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam?

Xuất khẩu thủy sản vào Nga không nhiều

Sau 11 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga đạt gần 97 triệu USD, tăng hơn 12% so với cùng kì năm 2013. So với tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành 7,22 tỷ USD, giá trị xuất khẩu vào Nga chỉ đạt 1,34% tổng giá trị.

Việt Nam xuất vào Nga nhiều nhất là cá tra (hơn 50% tổng giá trị), ngoài ra còn có cá khô, tôm, bạch tuột, cá thu và cá ngừ. Đến cuối tháng 11/2014, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành thủy sản, kế đến là châu Âu. Chỉ hai thị trường này đã chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Kể từ sau tháng 8/2014, sản lượng xuất khẩu thủy sản vào Nga tăng trở lại. Nga đang tìm kiếm thị trường mới thay thế cho các thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu, lớn nhất là Na Uy (chiếm 40% lượng thủy sản nhập khẩu của Nga).

Do căng thẳng chính trị với các nước này nên Nga đã đóng cánh cửa giao thương thủy sản. Thay vào đó, có 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Nga cho nhập khẩu trở lại. Trong số này, có đến 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Hùng Vương (HVG). Bối cảnh mới tạo ra kì vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

HVG là đơn vị đầu tiên nắm bắt cơ hội ấy. HVG cho biết đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu 40.000 tấn cá basa của HVG sang Nga. Ngoài ra, HVG cũng đang làm các thủ tục hợp tác đầu tư xây dựng kho lạnh 10.000 tấn và nhà máy chế biến thủy sản công suất 100 tấn/ngày tại Nga. Giá trị đầu tư dự kiến là 30 triệu USD (HVG 18 triệu USD, còn đối tác Nga 12 triệu USD).


Nên thận trọng

Mỹ là thị trường tiềm năng, nhưng mức thuế chống bán phá giá quá cao khiến các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, khi Nga mở cửa trở lại khiến doanh nghiệp Việt Nam có thêm hy vọng. Hiện tại, ngoài Vĩnh Hoàn (VHC) được xét mức 0% tại Mỹ, các doanh nghiệp còn lại đều chịu mức thuế 1,2 USD/kg, cao gấp 3 lần so với năm 2013. 

Quốc gia

Tỷ lệ

Loại

Nauy

40%

Cá hồi tươi/ướp lạnh

Trung Quốc

11%

Tôm ướp lạnh

Iceland

6%

Cá thu ướp lạnh

Chile

5%

Cá hồi ướp lạnh

Cananda

5%

Tôm ướp lạnh

Vietnam

3%

Cá tra phi lê

Faroe islands

3%

Cá hồi tươi/ướp lạnh

Morocco

2%

Bột cá

Thailand

2%

Cá khô

Denmark

2%

Tôm ướp lạnh

Khác

21%

Tổng

100%

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   


Tỉ trọng nhập khẩu thủy sản vào Nga năm 2013 (Nguồn: Agri-Food Canada)

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, cơ hội là thấy rõ nhưng các doanh nghiệp nên thận trọng.

Hiện tại, thị trường Nga vẫn tồn tại không ít rủi ro. “Trở ngại đầu tiên là phương thức thanh toán”, ông Hòe nói. Đồng rúp của Nga mất giá tạo ra lo ngại họ không ưu tiên thanh toán bằng USD như cách thanh toán trước nay của các doanh nghiệp thủy sản. Trong khi đó, nhận đồng rúp sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Việt vì nguy cơ giảm giá tiếp.

Nếu Nga chịu thanh toán bằng USD, nhưng khả năng chậm trễ trong thanh toán do thiếu USD là hoàn toàn có thể xảy ra. Ông Hòa cho biết, số lượng doanh nghiệp Việt được Nga công nhận cho xuất khẩu không nhiều (hơn 10 doanh nghiệp, có 7 doanh nghiệp thủy sản), giá trị xuất khẩu cũng không cao và khó tăng nhanh.

Với dân số 143 triệu người và dự báo tăng trưởng tiêu dùng năm 2014 là 3,1%, rõ ràng Nga là thị trường tiềm năng để khai thác kinh doanh. Tuy nhiên, đồng rúp mất giá khiến mọi loại hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn có thể khiến Nga giảm lượng hàng nhập khẩu, trong đó có thủy sản.

GIẢN PHÚC
Nguồn: Bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.