Chuyên mục
Quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng do cuộc chiến TikTok

Quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng do cuộc chiến TikTok

Thứ tư 29/03/2023 11:46 GMT + 7

Mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc bị giáng thêm đòn mạnh khi Hạ viện Mỹ chỉ trích Giám đốc điều hành của TikTok Shou Zi Chew về mối quan hệ của ứng dụng chia sẻ video ngắn này với chính phủ Trung Quốc.

 

Cuộc chiến TikTok đang làm căng thẳng thêm quan hệ Mỹ-Trung.

 

Tại phiên điều trần kéo dài hơn 5 giờ ở Ủy ban Thương mại và Năng lượng thuộc Hạ viện Mỹ (HECC) hôm 23-3, các nhà lập pháp đảng Dân chủ và Cộng hòa nhấn mạnh mối lo ngại về ảnh hưởng tiềm tàng của Bắc Kinh đối với ứng dụng TikTok.

Theo đó, các nhà lập pháp Mỹ chất vấn gay gắt mối quan hệ của TikTok với nhà nước Trung Quốc, kêu gọi cấm ứng dụng thuộc sở hữu của hãng công nghệ ByteDance, có trụ sở tại Bắc Kinh.

Chủ tịch HECC, bà Cathy McMorris Rodgers yêu cầu ông Chew tuyên bố “chắc chắn 100%” rằng chính phủ Trung Quốc không thể sử dụng TikTok hoặc ByteDance để giám sát người Mỹ hoặc thao túng nội dung người Mỹ xem.

Ông Chew trả lời rằng công ty đã cam kết bảo vệ dữ liệu người dùng Mỹ khỏi “tất cả các truy cập nước ngoài không mong muốn” và sẽ giữ cho nội dung “không bị bất kỳ chính phủ nào thao túng”.

Ông Chew cũng cho biết theo kế hoạch tăng cường bảo mật, dữ liệu của TikTok sẽ được lưu trữ ở Mỹ và đặt dưới sự giám sát của một công ty Mỹ.

Sở dĩ có phiên điều trần trên do xảy ra cái chết của một bé gái 10 tuổi tham gia thử thách nín thở trên TikTok. Và ứng dụng hiện có 150 triệu người Mỹ sử dụng được cho đã phát tán “nội dung nguy hiểm và đe dọa tính mạng đối với trẻ em”.

Dù vậy, ông Chew nó nền tảng TikTok đã chủ động thực hiện một số bước để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Chẳng hạn, các tài khoản đăng ký cho thanh thiếu niên dưới 16 tuổi được đặt ở chế độ riêng tư theo mặc định và họ cũng không thể gửi tin nhắn trực tiếp.

Trước đó, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) Mỹ - cơ quan liên ngành giám sát các rủi ro an ninh quốc gia trong các khoản đầu tư xuyên biên giới - đã dọa cấm cửa TikTok nếu cổ đông Trung Quốc không thoái vốn.

CFIUS cũng sẽ bắt đầu quy trình phê duyệt đối tác mua tài sản của TikTok tại Mỹ. Mục tiêu của CFIUS là tìm bên mua có thể xây dựng lại thuật toán của TikTok đối với các hoạt động tại Mỹ, ngăn chặn quyền truy cập Trung Quốc vào dữ liệu người dùng Mỹ.

Năm 2022, TikTok cam kết chi 1,5 tỷ USD cho chương trình có tên gọi Dự án Texas để bảo vệ dữ liệu và nội dung của người dùng Mỹ khỏi sự truy cập hoặc ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc. TikTok cho biết dự án này về cơ bản sẽ tách biệt các hoạt động tại Mỹ, với tất cả dữ liệu liên quan được sẽ được lưu trữ Mỹ.

Dự án đề xuất hãng phần mềm Oracle (Mỹ) tiếp cận thuật toán của TikTok để giám sát và cảnh báo các vấn đề cho nhóm thanh tra chính phủ Mỹ. Các bước trong dự án đang được triển khai.

Tuy nhiều, yêu cầu chủ sở hữu Trung Quốc thoái vốn ở Tikok cho thấy CFIUS không tin dự án Texas đủ khả năng giải quyết mối lo ngại an ninh. TikTok cho biết việc ép bán cổ phần như vậy sẽ không giải quyết được rủi ro an ninh mà Mỹ lo ngại.

Brooke Oberwetter, người phát ngôn của TikTok, nói trong một tuyên bố mới đây rằng cách tốt nhất để giải quyết lo ngại an ninh quốc gia là bảo vệ dữ liệu người dùng Mỹ và hệ thống của TikTok tại Mỹ minh bạch, với sự giám sát và xác minh mạnh mẽ của bên thứ 3 mà TikTok đang triển khai.

Những lo ngại về bảo mật dữ liệu người dùng của TikTok khiến ứng dụng này trở thành tâm điểm căng thẳng giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới khi họ vẫn đang tranh cãi về các vấn đề chính sách thương mại, gián điệp và phát triển công nghệ.

Washington đã tăng cường trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc, còn Bắc Kinh đã triển khai các quy định pháp lý và các chiến thuật khác nhằm gây sức ép đối với các doanh nghiệp Mỹ.

Kết quả, 2 bên đã thiết lập các danh sách đen thương mại nhắm vào các doanh nghiệp của nhau bao gồm hai hãng thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE Corp., cũng như các nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin Raytheon Technologies.

Lindsay Gorman, thành viên cấp cao về các công nghệ mới nổi tại Liên minh Bảo đảm dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, đồng thời là cựu cố vấn Nhà Trắng, nhận định: “Cuộc chiến liên quan đến TikTok là dấu hiệu cho thấy sự kết thúc của một kỷ nguyên. Thời kỳ quan hệ kinh doanh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể phát triển không cần cân nhắc về địa chính trị đã qua rồi”.

Những lo ngại của Mỹ đối với TikTok một phần xuất phát từ việc chính phủ Trung Quốc ngày càng can thiệp nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh. Trung Quốc đã thông qua các luật và quy định để đảm bảo quyền truy cập vào dữ liệu doanh nghiệp thu thập, đồng thời mở rộng nỗ lực tác động đến quy trình quản trị và ra quyết định của doanh nghiệp.

Trung Quốc cũng đã chặn các nền tảng trực tuyến và truyền thông xã hội của Mỹ gồm Google của Alphabet và Facebook của Meta Platforms.

 

H.N (tổng hợp)

Nguồn: dttc.sggp.org.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.