Chuyên mục
Những vũ khí Trung Quốc sao chép từ Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Những vũ khí Trung Quốc sao chép từ Nga

Thứ ba 02/07/2013 16:27 GMT + 7
Có đến 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga biến Trung Quốc trở thành công xưởng sao chép vũ khí lớn nhất thế giới.

Nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được hình thành dưới sự bảo trợ về mọi mặt từ Liên Xô, tất nhiên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ đường lối phát triển, cách thiết kế vũ khí từ Liên Xô.

Trong quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước những năm 1950, Liên Xô cung cấp giấy phép sản xuất như tên lửa chống hạm P-15 Termit, máy bay chiến đấu Mig-15.

Những năm 1990 khi Nga - Trung nối lại quan hệ sau khi Liên Xô sụp đổ, sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước có những chuyển biến mới. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.

Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ.

Sao chép từ các mẫu vũ khí mua được từ Nga

Tiêm kích J-11B

Theo Sinodefence, J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga - Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chưa được 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép thành J-11B.


Trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc, J-11 chính là thương vụ mà Nga phải "ăn quả đắng" nhiều nhất.

Tiêm kích J-16

Việc "chế biến" thành công Su-27 thành J-11B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp quốc phòng gây tranh cãi. Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16.

Tháng 6/2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.

Hệ thống phòng không tầm xa HQ-9

Ban đầu, hệ thống tên lửa phòng không này được phát triển dựa trên tên lửa phòng không Patriot của Mỹ mà Trung Quốc tìm hiểu được từ một bên thứ 3 bí mật. Tuy nhiên, tính năng của hệ thống này khá hạn chế và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của tên lửa phòng không hiện đại.


Thật khó để nhận ra sự khác biệt giữa HQ-9 của Trung Quốc (trong ảnh) và hệ thống phòng không S-300 của Nga.

Theo Ausairpower, vào những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua bán 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1. Đây là hệ thống tên lửa phòng không được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc đã mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.

Không lâu sau đó vào năm 1999, biến thể HQ-9A sao chép S-300 đã xuất hiện biến nó thành đứa con lai “Nga - Mỹ” HQ-9A có hình dáng xe phóng và ống phóng, tên lửa giống y hệt S-300 của Nga trong khi đó nó lại sử dụng kiểu dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ.

Sao chép bằng các hoạt động gián điệp công nghiệp

Bằng các hoạt động gián điệp công nghiệp ráo riết hoặc mua lại thông qua một bên thứ 3, Trung Quốc đã chế tạo được một số vũ khí giống hệt của Nga mà không cần phải mua nó.

Tiêm kích trên hạm J-15

Theo Military Factory, sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ. Trong lúc kinh tế đang khó khăn lại được Trung Quốc trả một đống tiền cho một mẫu tiêm kích đang nằm không thật khó để Ukraine từ chối nó.


Mặc dù Nga kiên quyết từ chối bán Su-33 nhưng Trung Quốc vẫn sao chép được tiêm kích này thông qua Ukraine. Tiêm kích "hồn Nga da Trung Quốc" J-15 không có lấy điểm khác biệt nào so với Su-33.

Không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15. Khi hình ảnh của tiêm kích J-15 xuất hiện không khó khăn gì để nhận ra nó là một bản sao của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20

Xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới. M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.


Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật M20 lại giống Iskander của Nga một cách đến kỳ lạ. Thật trùng hợp khi các nhà thiết kế Trung Quốc lại có cùng ý tưởng với các nhà thiết kế Nga?

Theo Strategypage, dù nhà sản xuất Trung Quốc giới thiệu đây là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật do họ tự thiết kế và sản xuất nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là các nhà thiết kế Trung Quốc lại có cùng một ý tưởng như các nhà thiết kế Nga.

Cho dù M20 mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander “made in China”.

QUỐC VIỆT
Nguồn: zing.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.