Chuyên mục
Người phụ nữ Việt đeo tay giả của Nga đi thi đấu quốc tế

Người phụ nữ Việt đeo tay giả của Nga đi thi đấu quốc tế

Thứ hai 21/04/2025 17:41 GMT + 7

Một tai nạn tưởng như đặt dấu chấm hết cho tất cả. Nhưng với ý chí và công nghệ, người phụ nữ Việt Nam đã viết lại hành trình đời mình – từ phòng phẫu thuật đến đấu trường thể thao quốc tế, cùng một cánh tay giả đến từ nước Nga.

 

 

Bước ngoặt bất ngờ


Năm 2023, tai nạn lao động khiến chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (38 tuổi, Long An) mất đi một phần ba cánh tay phải. Khi ấy, chị đang sống một cuộc đời bình thường như bao người: làm việc, chăm sóc gia đình, nuôi những ước mơ giản dị.


Biến cố ập đến khi cuộc sống của chị vẫn đang đầy ắp những dự định. Chỉ trong khoảnh khắc, tất cả mọi thứ như sụp đổ. Tưởng chừng là chuyện nhỏ, nhưng với người mất tay, đó là cả một bước ngoặt.


“Khi tỉnh lại sau ca phẫu thuật, bàn tay đã không còn… Tôi không thể tin đó là sự thật. Tôi hoang mang tột độ, suy sụp hoàn toàn. Trong đầu chỉ hiện lên một ý nghĩ: mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình”, chị Dung nghẹn lời khi nhớ lại khoảnh khắc ấy.

 

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (38 tuổi, Long An) sử dụng tay giả của Nga tại Thế vận hội tương lai (Kazan, Nga). © Ảnh : Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung.


Nhưng hành trình của chị Dung không dừng lại ở đó. Thay vì trốn chạy, chị bắt đầu lại – từ con số 0 – với một cánh tay giả mới.


Tay giả – không chỉ là thiết bị


Chị Dung cho biết, chỉ hai tháng sau tai nạn nghiêm trọng khiến chị mất đi cánh tay, chị đã quyết định sử dụng tay giả do công ty Motorica – nhà phát triển và sản xuất chân tay giả chính thức đầu tiên của Nga – chế tạo. Công ty có trụ sở tại Moskva và hiện là cơ sở duy nhất trên thế giới có thể lắp đặt chân tay giả cho trẻ em từ 2 tuổi.




“Khi lựa chọn tay điện của Nga, tôi cảm nhận rõ hiệu suất làm việc cao. Mỗi sáng, tôi lắp tay giả vào và có thể hoàn thành công việc lẫn sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường. Cuối ngày, tôi tháo tay ra để tay thật được nghỉ ngơi. Về giá thành, tôi thấy thiết bị phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân,” chị Dung chia sẻ.

 



Chiếc tay giả chị sử dụng được tích hợp với ứng dụng trên điện thoại, cho phép theo dõi đầy đủ các thông số và tình trạng vận hành theo thời gian thực.


“Tôi có thể kiểm tra mọi thông số trên ứng dụng rất tiện lợi. Do thể trạng của tôi nhỏ hơn mức trung bình của phụ nữ Việt, phía nhà sản xuất đã hỗ trợ thiết kế riêng theo kích thước cơ thể để đảm bảo vừa vặn và thoải mái khi sử dụng. Tay giả không thể thay thế tay thật, nhưng nó giúp tôi sống lại, giúp tôi bù đắp phần khiếm khuyết”, chị nói tiếp.

 

 

Hiện tại, chị Dung đang công tác tại bộ phận quản lý chất lượng, nơi công việc đòi hỏi phải sử dụng đôi bàn tay liên tục để kiểm tra các khâu từ tiền kiếm đến hậu kiểm sản phẩm sơn mà công ty đang kinh doanh. Nhờ thiết bị tay giả phù hợp, chị có thể trở lại guồng quay công việc một cách tự tin và chủ động.


Bước ra thế giới – từ chiếc tay giả ấy


Khi cơ thể dần làm quen với tay giả, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung quyết định thử thách bản thân một lần nữa: tham gia giải thể thao quốc tế "Thế vận hội của tương lai" (Games of the Future) dành cho người khuyết tật tại Kazan, Nga. Đây không chỉ là lần đầu tiên chị thi đấu, mà cũng là lần đầu tiên chị ra nước ngoài.

 


Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (38 tuổi, Long An) sử dụng tay giả của Nga tại Thế vận hội tương lai (Kazan, Nga). © Ảnh : Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung.


“Tôi muốn tham gia để trải nghiệm, thử thách bản thân và cũng để cổ vũ tinh thần mình trong quá trình hòa nhập lại với cuộc sống. Qua cuộc thi này, tôi có cơ hội giao lưu với các bạn quốc tế, những người cũng mang khiếm khuyết riêng. Có người còn gặp khó khăn nặng nề hơn tôi, nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, và sống trọn vẹn với công việc, cuộc sống của mình. Chính điều này đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều sức mạnh”, chị Dung chia sẻ.

 

 

Cùng đồng đội đến từ Việt Nam, chị Dung đã giành được giải tư – một kết quả khiến ngay cả huấn luyện viên của đội cũng phải bất ngờ. Nhưng điều quan trọng hơn cả tấm huy chương là tinh thần chiến đấu không khuất phục mà chị và đội mang về. Nếu có cơ hội, chị Dung vẫn muốn tham gia các giải đấu tiếp theo tại Nga.

 

“Với người khuyết tật, những thiết bị hỗ trợ rất cần thiết để bù đắp khiếm khuyết cơ thể. Chính nhờ những thiết bị này, chúng tôi có thể hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống, không còn cảm thấy tự ti hay là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự hỗ trợ của công nghệ, tôi có thể làm những công việc mà bất kỳ ai bình thường cũng có thể làm”, chị Dung nói.



 

Với chị, mỗi người mất chi đều có một câu chuyện riêng. Nhưng khi được quan tâm, được trang bị công nghệ hỗ trợ, và có cộng đồng đồng hành, họ sẽ không còn cảm thấy đơn độc nữa.


Một cuộc đời khác – nhưng không hề kém phần trọn vẹn


Sau giải đấu tại Nga, chị Nguyễn Thị Ngọc Dung trở về với công việc và gia đình. Tay giả không biến chị thành một “người bình thường” như trước, nhưng chính nó đã mở ra một cuộc sống mới, trọn vẹn theo cách riêng của chị.

 

Chị cũng nhấn mạnh rằng khi công nghệ hỗ trợ trở nên phổ biến và y tế được nâng cấp, một chiếc tay giả, tưởng chừng như chỉ là một thiết bị đơn giản, lại có thể trở thành bước ngoặt thay đổi cả một đời người.


“Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, khiếm khuyết trên cơ thể có thể được thay thế bằng nhiều giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế. Dù trong hoàn cảnh nào, dù cơ thể không còn nguyên vẹn, dù tổn thương nặng hay nhẹ – chúng ta vẫn có thể mạnh mẽ, vẫn có thể sống đẹp và tự hào với chính cuộc đời mình” chị Dung chia sẻ.


Không ai mong muốn mất mát. Nhưng trong mất mát, vẫn có thể tìm thấy niềm tin, và tạo ra một hành trình sống mới, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

 

Taras Ivanov

Nguồn: kevesko.vn
2 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.