Chuyên mục
Ngắm cây tùng cổ lọt top 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới
BÌNH LUẬN
Cây đẹp nhưng người đưa ảnh không có nhã ý cho độc giả xem

Ngắm cây tùng cổ lọt top 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới

Thứ bảy 02/03/2013 14:06 GMT + 7
Cây cảnh “Tùng cổ long ẩn” với tuổi đời hơn 300 năm của một người tại Việt Trì (Phú Thọ) trở thành niềm mơ ước của rất nhiều người, khi nó được trao danh hiệu là một trong 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới.

Chủ nhân của tác phẩm cây cảnh “Tùng cổ long ẩn” là anh Phạm Dương Quyết, ngụ P.Lê Quý Đôn, TP.Việt Trì. Cây cảnh có thế “Tùng cổ long ẩn” được giới chơi cây đánh giá là cây tùng đẹp nhất Đông Nam Á, và được Hội thảo cây cảnh Quốc tế vừa được tổ chức tại Đài Loan vào ngày 22/2 bình chọn là một trong 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới.

Cây tùng cổ tuổi đời hơn 300 năm, có nguồn gốc từ một gia đình danh gia vọng tộc người Trung Quốc. Sau rất nhiều cuộc “thiên di” từ Trung Quốc sang Việt Nam, sau đó là một cuộc hành trình đầy ngoạn mục từ Nam ra Bắc, tới năm 1975, cây cảnh này chính thức “định cư” tại Việt Nam. Khoảng thời điểm giữa năm 2007, anh Quyết may mắn trở thành chủ nhân của cây cảnh được xếp hạng thế giới này.

Phải rất khó khăn chúng tôi mới được gặp chủ nhân của tác phẩm “Tùng cổ long ẩn” để được tận mục sở thị. Hiện tại, cây cảnh này đang được đặt trong sân của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, trong khi chủ nhân của nó lại thường trú trên đất ngã ba sông (Việt Trì, Phú Thọ). Câu chuyện ly kỳ về cây cảnh đang sở hữu thương hiệu quốc tế này đầy chất liêu trai. Sau rất nhiều cuộc thiên di từ Nam ra Bắc, nếu tính số lượng người đã từng sở hữu “siêu cây” này, anh Quyết là chủ nhân xếp thứ tự hàng chục.

Tiêu chí để đánh giá một cây cảnh có giá trị được dựa trên bốn điểm: cổ - kỳ - mỹ - văn. Với tuổi đời trên dưới 3 thế kỷ, ban giám khảo của Hội thảo cây cảnh Quốc tế đã chấm điểm “cổ mộc” của cây tùng này 7 điểm, tiếp theo là điểm số về các tiêu chí: kỳ mộc, mỹ (vẻ đẹp tổng thể của cây), và cuối cùng là yếu tố “văn” - tính nhân văn đánh thức suy nghĩ của con người khi đứng trước một cây cảnh đẹp.

Với chiều dài tán 2,8m, chiều cao thân 2,3m, cây cảnh “Tùng cổ long ẩn” được trồng trên một chiếc chậu đá nguyên khối hình bát giác có tuổi đời hàng trăm năm. Sự tinh xảo trong tạo dáng của “Tùng cổ long ẩn” được kết tinh trên thế cây với những đoạn lắc xoắn của thân chính, sự sắp xếp đều đặn, hợp lý của các tay cành. Trong nghệ thuật làm cây, tùng là một loài cây khó tạo dáng nhất, bởi sự cứng cỏi của loài tùng, và là loại cây chậm phát triển, rất ít biến đổi trong quá trình sống. Nó được ví với tiết tháo của những bậc chính nhân quân tử.

Cái tên “Tùng cổ long ẩn” đã phần nào đặc tả được “bản chất” của một cây cảnh có tuổi đời cực già và hình dáng tổng thể, hài hòa đầy nghệ thuật của nó. Chính ông Cường “họa sỹ” - người đã hoàn thiện siêu cây “Mâm xôi con gà” đình đám của đại gia đất Việt Trì, ban đầu đã đặt cho nó một cái tên “Báu vật trời Nam” để tán dương một thế cây có một không hai ở Việt Nam.

Anh Quyết cho hay ngay khi cây cảnh “Tùng cổ long ẩn” được xếp thứ hạng là một trong 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới, rất nhiều người đã tìm đến để được chiêm ngưỡng, trong đó có không ít doanh nhân trong nước và doanh nhân quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippine, Singapore… ngỏ ý muốn mua. Một đại gia đất Cảng đã ngỏ ý trả anh Quyết số tiền triệu đô để mua cây "Tùng cổ long ẩn" về làm quà mừng thọ mẹ, nhưng anh vẫn chưa có ý định sang tên, bởi một lẽ, “quý vật tìm quý nhân”.

“Phải có duyên như thế nào tôi mới được là chủ nhân ở thời điểm hiện tại của cây. Chưa nói đến giá trị kinh tế, là chủ của một tác phẩm nghệ thuật đã là sự may mắn vô cùng đối với bất cứ ai”, anh Quyết tự hào.

Hình ảnh của tuyệt thế cây cảnh “Tùng cổ long ẩn”:












Nguồn: vietnamnet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.