Chuyên mục
Nga: Tương lai MiG-35 thành lá chắn thép bảo vệ Việt Nam
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga: Tương lai MiG-35 thành lá chắn thép bảo vệ Việt Nam

Chủ nhật 15/01/2017 15:36 GMT + 7
Chuyên gia Nga Alexei Syunnerberg tiếp tục loạt bài về không quân Việt Nam với sự hiện diện của loại tiêm kích hàng đầu Su-30MK2 và có thể là cả MiG-35.

Nga nối tiếp truyền thống của Liên Xô

Trong biên chế Không quân Việt Nam ở những giai đoạn khác nhau đã hiện diện các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga. Vào những năm 1953-1991, Moscow đã cung cấp cho Hà Nội hơn 700 máy bay chiến đấu và 120 máy bay trực thăng, trong đó hai loại máy bay nổi tiếng nhất là MiG-17 và MiG-21.

Bới sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các phi công Việt Nam đã bắn rơi 350 máy bay Mỹ. Trung bình, trong những năm chiến tranh, mỗi máy bay Việt Nam được đánh đổi bằng 2,3 máy bay Mỹ.

Tiêu biểu trong đó là Anh hùng không quân Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Mai Văn Cường và Nguyễn Hồng Nhị đều hạ 8 máy bay. Và phi hành gia vũ trụ tương lai Phạm Tuân đã sử dụng máy bay MiG-21 để bắn hạ "pháo đài bay" B-52 trên bầu trời Hà Nội.

Cùng với thời gian các máy bay Su-22 và Su-27 đã thay thế cho những chiếc MiG-17, MiG-19.

Theo bảng xếp hạng của Global Firepower 2016, hiện nay 3/4 phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam là các máy bay sản xuất tại Nga. Và trong biên chế phi đội máy bay trực thăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng chủ yếu là các trực thăng của Nga.

Ngày nay, những đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những nhiệm vụ mới, và để giải quyết chúng phải có các loại thiết bị quân sự khác - chuyên gia Igor Korotchenko của Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới cho biết.

Việt Nam tiếp tục đặt niềm tin vào Nga

Ông Korotchenko nhấn mạnh, trong những năm gần đây Không quân Việt Nam đã đặt trọn niềm tin vào máy bay Su-30MK2 của Nga. Với ba hợp đồng lớn, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhận được 32 chiếc.

3/4 máy bay chiến đấu trong biên chế Không quân Việt Nam là của Nga.

Máy bay "Su" và "MiG" của 2 hãng chế tạo hàng không hàng đầu của Nga là Sukhoi và Mikoyan có các thông số kỹ thuật khác nhau. MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ, còn Su là máy bay chiến đấu hạng nặng và có bán kính chiến đấu lớn hơn.

"Su-30MK2" là máy bay chiến đấu đa năng, có chất lượng tương tự với máy bay cùng loại của nước ngoài, về một số đặc điểm còn có khả năng vượt trội.

Các tham số kỹ thuật của Su-30MK2 như sau: Chiều dài máy bay 22 mét, sải cánh gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa là 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất lên tới hơn 17 km, tốc độ tối đa trên cao lớn là 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu đạt 3000km.

Máy bay dòng Sukhoi được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn máy bay dòng MiG. Máy bay mang đến 8 tấn tên lửa và bom, ngoài ra nó còn có một khẩu pháo cỡ 30 mm để sử dụng trong cận chiến.

Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa có thể giải quyết nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển.

Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Rõ ràng là Việt Nam đã lựa chọn máy bay chiến đấu Su do thực tế rằng, loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu hàng đầu hiện nay là bảo vệ lợi ích quốc gia.

MiG-35 là ứng viên nặng ký thay thế MiG-21

Các quan chức quân sự và chuyên gia Nga tại Hội chợ triển lãm hàng không Moscow đã ghi nhận rằng, tiêm kích thế hệ 4 MiG-35 là ứng viên hàng đầu thay thế cho khoảng 150 tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 đã già cỗi và sắp hết hạn sử dụng của Không quân Việt Nam.

Giá cả của Su-35 cũng chỉ bằng một nửa chiến đấu cơ phương Tây, loại máy bay còn rất “thân thiện” với các phi công Việt Nam, vốn đã có kinh nghiệm và ưa thích lái máy bay Nga.

Tuy các tham số có thấp hơn so với máy bay dòng Su nhưng các chuyên gia của Mikoyan đã biến chiếc MiG-35 thành loại máy bay tấn công đa chức năng có khả năng kiểm soát và tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, dưới mặt đất và cả mặt biển.

Các máy bay Su và MiG thế hệ mới được trang bị tên lửa đối không tầm ngắn tiên tiến Vympel R-73 (tên ký hiệu của NATO là AA-11 Archer). Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ bay tới 2.500 km/giờ và tiêu diệt mọi mục tiêu ở độ cao đến 20 km.

Các máy bay của Nga cũng có thể được trang bị tên lửa không đối hạm X-59 (Kh-59) với đầu tự dẫn. Trong điều kiện sóng biển cấp 6, tầm bắn xa nhất của tên lửa đối với mục tiêu lớn như tàu tuần dương, tàu khu trục là 285 km, mục tiêu cỡ nhỏ hơn như tàu hộ tống, ca nô, xuồng máy là 145 km.

Xác suất trúng mục tiêu cỡ lớn như tuần dương, khu trục hạm là khoảng 90%, tàu hộ tống, ca nô, xuồng máy từ 70 đến 93%. Một quả tên lửa là đủ để tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ khoảng 1000-2000 tấn. Hai quả tên lửa là đủ để tiêu diệt tàu tuần dương hoặc tàu khu trục.

Các máy bay chiến đấu và trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị tên lửa X-35 (Kh-35) Uran. Vũ khí có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 đến 600 kg, được thiết kế để tiêu diệt tàu với lượng giãn nước 5.000 tấn ở khoảng cách lên đến 300 km.

Theo chuyên gia Nga, MiG-35 là ứng viên hàng đầu thay thế MiG-21.

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Nga và Ấn Độ

Vừa qua, Không quân Việt Nam đã nhận được từ Nga hệ thống thiết bị tự động dẫn đường và hạ cánh cho các sân bay quân sự. Hệ thống này cho phép xác định máy bay, dẫn máy bay tới địa điểm chỉ định và tổ chức hạ cánh 24/24 giờ không đòi hỏi sự có mặt thường trực của nhân viên không lưu.

Trung tướng Lê Phúc Nguyên, nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân từng nói, sự hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt đang phát triển tốt đẹp. Nga đang tiếp tục những truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô về hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường củng cố quốc phòng.

Thông qua sự hợp tác này, Việt Nam có một cơ hội tuyệt vời để tăng cường tiềm năng quốc phòng để bảo vệ đất nước. Các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Việt Nam được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ. Nga luôn là đối tác đáng tin cậy của Việt Nam.

Chuyên gia Igor Korotchenko cho biết thêm, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Ấn Độ đã đồng ý giúp đào tạo phi công cho các máy bay S-30MK2 của Không quân Việt Nam, trên những chiếc máy bay cùng dòng Su-30MK là Su-30MKI của không quân nước này.

Chuyên gia Igor Korotchenko giải thích rằng, trước hết, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu mà các phi công Việt Nam bay cũng gần gũi với Ấn Độ hơn là với Nga. Và điều quan trọng nhất là Ấn Độ có khối lượng lớn máy bay chiến đấu Su-30MKI. Phi công Ấn Độ đã hoàn toàn làm chủ được chúng.

Thêm một lí do để hợp tác Việt-Ấn trở nên ngày càng sâu sắc là 2 nước đều có mối quan tâm chung là Trung Quốc. New Dehli có mối quan hệ phức tạp với Bắc Kinh. Giúp đỡ Việt Nam phát huy tiềm năng chiến đấu, Ấn Độ cũng giải quyết vấn đề củng cố an ninh quốc gia của mình.

Thiên Nam
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.