Chuyên mục
Nga ồ ạt giảm thanh toán bằng đồng USD, thách thức trừng phạt Mỹ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga ồ ạt giảm thanh toán bằng đồng USD, thách thức trừng phạt Mỹ

Thứ tư 08/05/2019 09:43 GMT + 7
Các chuyên gia của mạng lưới tư vấn và kiểm toán quốc tế FinExpertiza tính toán rằng, sau 5 năm bị trừng phạt bởi Mỹ/phương Tây, Nga đã giảm số lượng thanh toán quốc tế bằng đồng USD gần 13%, đồng thời tăng thị phần thanh toán bằng euro và ruble lên lần lượt là 26 và 14%.

Nga đi đầu trong việc giảm thanh toán bằng đồng USD

Theo các chuyên gia của FinExpertiza, Mỹ đã sử dụng ảnh hưởng của mình, gây sức ép đẩy Nga ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT), khiến nước này phải loại bỏ đồng USD trong trao đổi thương mại. 

Trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ thanh toán bằng đồng USD từ các hợp đồng nước ngoài của Nga giảm xuống 56% (tương đương khoảng 388 tỷ USD), mặc dù chỉ 5 năm trước thị phần USD trong thanh toán hoạt động ngoại thương vượt hơn 80%, - các chuyên gia FinExpertiza cho biết.

Bên cạnh đó, đồng USD đang bị đồng euro và đồng ruble "vắt kiệt" khi thị phần của những ngoại tệ này trong tổng khối lượng thanh toán nước ngoài của Nga lần lượt tăng lên tới 22% và 20%.

Nga giảm thanh toán bằng đồng USD (Nguồn: TASS)

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, thì việc giảm thanh toán bằng đồng USD được thực hiện nhằm hỗ trợ khả năng điều hành của Chính phủ trong chính sách tiền tệ, từ đó ngăn chặn những hiệu ứng tiêu cực trên thị trường tài chính của nước Nga".

Theo giới chuyên gia, xu hướng từ bỏ đồng USD và chuyển sang đồng ruble trong trao đổi tương mại là hiển nhiên. Đây cũng là con đường hướng đến sự ổn định hơn của nền kinh tế Nga, bảo vệ Nga khỏi các tác động xấu từ lệnh trừng phạt của Mỹ/phương Tây sau sự kiện năm 2014. 

Trước hết, nó liên quan đến xuất khẩu. Thật vậy, việc sụt giảm thanh toán bằng đồng USD phần lớn là do kim ngạch thương mại hai chiều giữa Moscow và Washington giảm mạnh. Năm 2018, con số này không vượt quá 25 tỷ USD. 

Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Nga với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) năm 2018 lần lượt là 108 và 294 tỷ USD. Các nhà phân tích lưu ý rằng, tỷ lệ của đồng ruble trong các thanh toán với Trung Quốc về xuất khẩu đã tăng hơn 5 lần và tỷ lệ đồng nhân dân tệ trong nhập khẩu tăng gần 9 lần.

Những thành công đầu tiên

Các hợp đồng trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ chủ yếu được thực hiện là các công ty xuất khẩu lớn nhất của Nga. Năm 2018, trong cuộc phỏng vấn với Hãng Bloomberg, ông Mitchsei Kulichenko, Phó Tổng giám đốc Severstal, đã nói về việc từ chối trao đổi thương mại bằng đồng USD, và một nửa hợp đồng trao đổi với các nước EU được thực hiện bằng đồng euro.

Những thành công đầu tiên của Nga: (1) Tháng 8-2018, đại diện một công ty Nga đã thanh toán bằng đồng ruble khi cung cấp kim cương cho Trung Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ đồng ruble trong thanh toán hàng nhập khẩu của Nga với Ấn Độ năm 2018 đạt 37% và trong quý 4, con số này tăng lên 53%. Nhiều khả năng, những hợp đồng này đến từ việc Nga cung cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa Triumph S-400, tiêu tốn của Delhi khoảng 330 tỷ ruble. (2) Tháng 3-2019, Tập đoàn xuất khẩu dầu khí quốc gia Gazprom (Nga) đã báo cáo về thỏa thuận thanh toán bằng đồng ruble đầu tiên khi bán 80 triệu m3 khí đốt cho nhà ga NCG của Đức.

Nga - Trung Quốc tích cực trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ (Nguồn: TASS) 

Nhiều nhà phân tích tự tin rằng, trong tương lai gần, các công ty năng lượng của Nga sẽ trở thành động lực chính cho quá trình chuyển đổi sang tính toán bằng đồng nội tệ. 

Trước hết, nó liên quan đến Tập đoàn Gazprom và đường ống dẫn dầu xuyên Siberia, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ ngày 01-12-2019. Hợp đồng trị giá 400 tỷ USD liên quan đến việc cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Điều này sẽ "lấp đầy" thị trường ngoại hối của Nga bằng đồng nhân dân tệ và cho phép họ đẩy mạnh việc chi trả cho các mặt hàng từ Trung Quốc.

Phó Giáo sư tại Bộ An ninh kinh tế Nga, Pavel Gribov cho biết, các dự án lớn như thanh toán khí đốt Siberia sẽ thúc đẩy Moscow và Bắc Kinh đẩy nhanh việc giao dịch bằng đồng nội tệ, hạn chế các rủi ro từ đồng USD.

Biện pháp song hành: Dự trữ vàng

Ngày 2-5-2019, Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo được công bố bởi Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, Nga đang là nước dẫn đầu thế giới về sức mua vàng trong quý 1 năm 2019. Cụ thể, Nga đã mua tổng cộng 55,3 tấn vàng trong 3 tháng đầu năm nay, nâng tổng lượng dự trữ vàng của nước này lên 2.168 tấn. Trong khi đó, năm 2018, nước này đã mua 274,3 tấn vàng.

Một số chuyên gia quốc tế nhận định, các biện pháp trừng phạt của Mỹ/phương Tây là nguyên nhân chính khiến Nga gia tăng dự trữ vàng, bởi theo họ, vàng không chỉ là một "hầm tránh bão" truyền thống mà còn là mặt hàng được loại trừ khỏi bất kỳ khả năng trừng phạt nào.

Nga tăng cường dự trữ vàng (Nguồn: Reuters)

Năm 2018, Ngân hàng Trung ương Nga đã bán gần như toàn bộ trái phiếu Kho bạc Mỹ để mua số lượng vàng kỷ lục lên tới 8,8 triệu ounce (tương đương gần 274 tấn), nhiều hơn 22% so với năm 2017.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, việc Nga "gom" vàng dự trữ là do mong muốn đa dạng hóa danh mục tài sản trong dự trữ ngoại hối quốc gia.

Nhất Tuệ
Nguồn: anninhthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.