Chuyên mục
Nga mua 1,5 triệu thùng dầu của Iran: Mũi tên nhiều đích
BÌNH LUẬN
Đúng rồi, Mỹ chiến thắng Liên Xô. Nhưng Mỹ bất kể ai là tổng thống cũng không thể thắng được người Nga. Nếu Nga cũng...

Nga mua 1,5 triệu thùng dầu của Iran: Mũi tên nhiều đích

Thứ bảy 25/02/2017 10:41 GMT + 7
Nga sẽ giành cả ưu thế về chính trị cũng như nhiều lợi ích về kinh tế khi quyết định mua 1,5 triệu thùng dầu của Iran.

Thỏa thuận dầu khí mới giữa Nga và Iran

Ngày 24/2, hãng tin Sputnik dẫn lời ông Bijan Zanganeh Bộ trưởng Bộ dầu khí Iran trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn ISNA tuyên bố, nước này có kế hoạch ký thỏa thuận về việc bán cho Nga 100.000 thùng dầu/ngày trong vòng 15 ngày.

Thông tin về giao dịch này được ông Zanganeh tiết lộ sau cuộc gặp với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak.

Theo ông Zanganeh, hàng ngày Iran bán cho Nga 100.000 thùng dầu của nước này. Đổi lại Tehran sẽ nhận được từ Moskva một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng hàng hóa và dịch vụ.


Iran có kế hoạch ký thỏa thuận về việc bán cho Nga 100.000 thùng dầu/ngày trong vòng 15 ngày.

Ông Zanganeh cũng kỳ vọng, việc bán dầu của Iran ở Nga sẽ mở rộng tiềm năng xuất khẩu bằng cách thu hút các khách hàng khác.

“Chúng tôi đang tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác thương mại lâu dài với Nga nhằm bù đắp lại những tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây”, ông Zanganeh nhấn mạnh.

Đánh giá về động thái trên, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Sputnik của Nga, chuyên gia phân tích độc lập Iran về vấn đề năng lượng, ông Omid Shokri Kalehsar bình luận, trong khi các nước phương Tây do dự, thận trọng và chờ đợi động thái của Trump đối với Iran thì Nga đã trở thành khách hàng đầu tiên mua dầu của Iran sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

“Rõ ràng là Nga và Iran cùng nhằm mục đích mở rộng quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng. Khí hậu địa chính trị và quan điểm chung của hai nước chúng tôi đối với Syria và khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi”, ông Kalehsar khẩng định.

Đặc biệt theo đánh giá của vị chuyên gia, các đại gia dầu khí lớn của Nga như Lukoil và Gazprom cũng đang quan tâm và sẵn sàng đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Iran.

“Và Iran cũng có lợi. Như vậy, thông qua các đối tác Nga, Iran sẽ có thể tăng khai thác dầu, cũng như tăng cường vị thế của mình với các đối tác thị trường dầu mỏ toàn cầu”, Kalehsar bình luận.

Nga lợi cả đôi đường?

Việc Nga quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn để mua 1,5 triệu thùng dầu của Iran được xem là một toan tính đầy khôn ngoan theo hướng “đi tắt đón đầu”.

Thực tế hiện nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách chia rẽ Nga và Iran.

Tờ Wall Street Journal hôm 6/2 dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết, chính quyền ông Trump cùng với các quan chức châu Âu và Arab đang thảo luận để tìm cách phá vỡ mối liên minh quân sự và ngoại giao giữa Nga và Iran nhằm hướng tới hai mục tiêu. Đó là chấm dứt cuộc xung đột ở Syria và thúc đẩy cuộc chiến chống phiến quân IS.

“Chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm cách thức để có thể làm điều gì đó ngăn sự hợp tác giữa Nga và Iran”, vị quan chức chia sẻ.

Không chỉ thế, dù đang rất quan tâm đến lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Iran tuy nhiên, sau khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu đang tỏ thái độ thận trọng, chờ đợi phản ứng của nhà lãnh đạo Mỹ với thỏa thuận hạt nhân Iran đã được ký kết năm 2015.


Nga lợi cả đôi đường khi thực hiện thỏa thuận mới Iran về dầu khí

Trong bối cảnh đó, việc Nga chủ động xích lại gần Iran bằng thỏa thuận mới về dầu mỏ đã dẹp tan các nghi ngờ xuất hiện trước đó. Không chỉ trấn an được đồng minh, Moskva còn khiến liên minh quân sự ngoai giao giữa 2 nước trở nên khăng khít, bền chặt hơn. Vào thời điểm này, nếu Tổng thống Trump hay phương Tây muốn can thiệp vào hoạt động này cũng không hề dễ dàng.

Ngoài toan tính về chính trị, bản hợp đồng dầu mỏ với Iran của chính quyền Tổng thống Putin còn mang nhiều giá trị về kinh tế.

Hiện nay Iran đang nằm trong danh sách các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Theo thống kê, trữ lượng dầu thô của nước này ước tính đạt khoảng 157,3 tỷ thùng trong khi của Nga chỉ chạm mức 80 tỷ thùng.

Không chỉ thế, giá khai thác dầu của quốc gia Trung Đông này cũng đang rẻ hơn nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga.

Còn nhớ hồi cuối năm 2015 Iran đã tuyên bố nước này có thể sản xuất dầu với chi phí 1 USD mỗi thùng. Năm 2008, khi quốc gia Trung Đông này còn đang chịu các lệnh trừng phạt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã viết trong một báo cáo rằng nước này đã sản xuất dầu với chi phí 5 USD/thùng.

Trong một diễn biến có liên quan, theo thông tin vừa được hãng tin Bloomberg đăng tải, căn cứ vào dữ liệu cung cấp trên trang web của tổ chức Joint Organisations Data Initiative có trụ sở tại Riyadh (Ả rập Saudi) trong tháng 12/2016, Nga đã vượt qua Ả rập Saudi, trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới. Hiện nay, mỗi ngày Nga khai thác 10,49 triệu thùng dầu, ít hơn 29.000 thùng/ngày so với sản lượng khai thác trong tháng 11/2016.

Tuy có những lợi thế như vậy nhưng Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak chỉ dám kỳ vọng giá dầu năm 2017 sẽ dao động trong khoảng 50-60 USD/thùng.

Như vậy nếu được bổ sung thêm nguồn dầu mỏ giá rẻ và ưu đãi hơn từ Iran, chắc chắn Nga sẽ củng cố thêm vị trí của mình trong lĩnh vực năng lượng. Khi đó dù có tìm cách thoát khỏi sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào Moskva, các quốc gia châu Âu cũng khó có thể làm được.

Hà Sơn
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.