Chuyên mục
Nga đề nghị châu Âu cấm việc xuyên tạc lịch sử
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga đề nghị châu Âu cấm việc xuyên tạc lịch sử

Thứ ba 28/01/2020 19:07 GMT + 7

Nga có thể tự rời khỏi PACE nếu châu Âu ủng hộ quan điểm xuyên tạc, xét lại lịch sử Thế chiến II.

Mới đây, Phó Chủ tịch Duma (Hạ viện Nga) Pyotr Tolstoy đã cảnh báo về quan điểm xét lại, xuyên tạc lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Âu và khẳng định Nga sẽ có phản ứng cần thiết để chống lại.


Một phiên họp tại Đại hội đồng Nghị viện Châu Âu. Ảnh: TASS


Nga đã được khôi phục vị thế của mình tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) nhưng có thể sẽ sẵn sàng rời khỏi đây nếu châu Âu có thái độ ủng hộ những quan điểm xét lại và xuyên tạc lịch sử.

Đại hội Đồng Nghị viện châu Âu sắp tới sẽ diễn ra và phái đoàn Nga đã sẵn sàng để trình bày dự thảo về tính không thể sửa đổi của kết quả của Thế chiến II, một động thái bước đầu nhằm loại bỏ các khả năng muốn xét lại lịch sử của một số quốc gia châu Âu. Phía Nga hy vọng PACE sẽ ủng hộ bản dự thảo này.

"Tại phiên họp này, chúng tôi có nhiều câu hỏi và những nội dung mang tính xây dựng... Hy vọng các đồng nghiệp châu Âu sẽ ủng hộ tuyên bố của chúng tôi về tính không thể sửa đổi kết quả của Thế chiến II, trong đó chúng tôi phản đối bằng những điều khoản khá khắc nghiệt chống lại xu hướng hiện tại ở một số quốc gia, bao gồm cả Ba Lan" - ông Tolstoy cho biết.

Vị Nghị sĩ Nga cam kết, phái đoàn Nga sẽ tham gia thảo luận mọi vấn đề liên quan đến lịch sử Thế chiến được đề cập tới trong phiên thảo luận để bảo vệ chính mình dưới xu hướng đòi xét lại lịch sử ở châu Âu. Nếu quyền hạn của phái đoàn Nga bị hạn chế, họ sẽ rời phiên họp này. Ông Tolstoy cho rằng, các vấn đề trong cuộc họp Đại hội đồng Nghị viện Châu Âu không nên được chính trị hóa.

Ba Lan đã từng hủy hoại tượng đài cho những người lính Hồng quân Liên Xô giải phóng đất nước này và ủng hộ một Nghị quyết hồi tháng 9/2019 của Nghị viện châu Âu nhận định rằng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop đã "mở đường cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới Thứ hai". Nghị quyết cho rằng chính Hiệp ước này vào năm 1938 đã dẫn tới Ba Lan bị Đức Quốc xã xâm chiếm và hai tuần sau đó bị xâm chiếm bởi chế độ Stalin, tước đoạt đất nước độc lập và là một thảm kịch chưa từng có đối với người Ba Lan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã nhiều lần lên án xu hướng xét lại lịch sử của châu Âu, đổ lỗi cho Liên Xô có lỗi ngang với Đức Quốc xã trong việc hình thành nên Thế chiến II, bất chấp những hy sinh của Lực lượng Hồng quân Liên Xô đã đổ máu để cứu lấy hòa bình cho họ.

Theo lời cựu chiến binh Liên Xô Ivan Martynushkin, người từng tham gia giải phóng Trại tập trung Auschwitz - nơi giam giữ tù nhân chính trị Ba Lan, vai trò của Hồng quân Liên Xô đã bị thay đổi sau nhiều năm lịch sử.

Các cựu chiến binh Liên Xô với vai trò giải phóng Ba Lan đã không còn được coi trọng ở châu Âu. "Những lời buộc tội ngầm" đã bắt đầu vang lên, rằng Hồng quân Liên Xô là "những kẻ xâm lược", những người đã không thực sự giải phóng Ba Lan.

Vào năm 2015, các mối quan hệ giữa Moscow và phần còn lại của châu Âu đã trở nên hạ nhiệt đến mức Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí không chính thức được mời để lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng Auschwitz.

Ông Martynushkin cho biết, nhiều người Ba Lan và những người châu Âu khác đã được "thuyết phục" để tin rằng chính lính Mỹ đã giải phóng Auschwitz chứ không phải Hồng quân Liên Xô. Khi ông Martynushkin tham gia vào quá trình quay một bộ phim tài liệu ở Krakow, một số người Ba Lan mà anh ta gặp phải là người phụ nữ kiên quyết: người Mỹ đã giải phóng Ba Lan.

Vị Cựu chiến binh này nói rằng ông không oán hận những con người Ba Lan vì phủ nhận những nỗ lực của Hồng quân Liên Xô bởi có thể họ không được tiếp cận sự thật.


Những tù nhân chính trị Ba Lan tại Trại tập trung Auschwitz. Ảnh lưu trữ: Reuters


Cựu binh Martynushkin nhớ lại, khi ông được đưa ra tiền tuyến và chuyển sang Ba Lan là thời còn rất trẻ, chỉ hơn 20 tuổi, đã được giải thích vì sao lại sang Ba Lan để giải phóng đất nước họ.

"Trước khi qua biên giới, các chỉ huy đã nói chuyện với chúng tôi rất nhiều. Họ nói Ba Lan là đồng minh của chúng tôi, rằng đó là nạn nhân trong chiến tranh. Nhiệm vụ của chúng tôi là giải phóng quốc gia huynh đệ Ba Lan. Chúng tôi được kể về văn hóa của họ" - ông nhớ lại.

"Sư đoàn của chúng tôi tấn công Đức quốc xã gần Krakow. Sau một tuần chiến đấu liên tục, chúng tôi đã giành được chiến thắng" - ông Martynushkin nói thêm rằng, Krakow nổi tiếng với kiến trúc đẹp và Hồng quân Liên Xô đã được hướng dẫn để sao cho chiến đấu mà vẫn bảo đảm nó còn nguyên vẹn nhất có thể.

Ở vị trí chỉ huy, ông Martynushkin là người đầu tiên tiếp cận được trại tù nhân Auschwitz. Ông được nhận lệnh không được bắn pháo vào bên trong qua hàng rào dây kẽm gai nhưng không biết rõ đây là khu vực gì cho tới khi tiếp cận vào bên trong. 

"Những tù nhân là những người đầu tiên nhận ra chúng tôi là ai và chúng tôi đã thấy những cử chỉ chào đón... Chúng tôi thấy đôi mắt của họ. Có một tia ấm áp trong họ, họ biết rằng họ được tự do. Địa ngục họ đã ở đã kết thúc" - ông Martynushkin kể lại.


Các tù nhân của Auschwitz sau khi được giải phóng bởi quân đội Liên Xô. Ảnh: Reuters


Hồng Quân đã dựng lều bên trong trại qua đêm. Đến sáng, tiểu đoàn y tế bắt đầu khám cho các tù nhân, các đơn vị hậu cần, nấu ăn bắt đầu nhiệm vụ của họ. Ông Martynushkin sau đó đã đến Tiệp Khắc và bị thương ở đó, ăn mừng Ngày Chiến thắng trong Bệnh viện.

Vị cựu binh cho biết, ông được giao nhiệm vụ  tại một cơ sở phụ trách dự án bom nguyên tử sau khi hòa bình. Vẫn đến thăm Ba Lan thường xuyên nhưng ông bắt đầu nhận thấy những thay đổi về nhận thức của người dân về cuộc chiến và ký ức về vai trò cốt yếu của Hồng quân, dần thay thế bằng những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng của Mỹ.


Huy Vũ

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.