Chuyên mục
Nga đã kích nổ 'quả bom địa chính trị' tại Venezuela

Nga đã kích nổ 'quả bom địa chính trị' tại Venezuela

Thứ tư 01/04/2020 21:29 GMT + 7

Muốn thắng đối phương thì né tránh đòn là không đủ mà phải biết quăng quật...

 


Tại Venezuela, để lật đổ chính quyền Madudo, Mỹ đã không từ một thủ đoạn nào trong đó có việc trừng phạt ngành dầu khí Venezuela để đánh sập nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu dầu của Venezuela và mới đây, Mỹ đã buộc tội Tổng thống Maduro buôn lậu ma túy và treo thưởng với 15 triệu dollar cho ai cung cấp thông tin.

Tại sao Mỹ làm vậy với chính quyền hiện hành của Venezuela thì chúng ta đã quá rõ. Tuy nhiên, các đòn lật đổ chính quyền Maduro của Mỹ kể từ khi Mỹ bổ nhiệm cho Venezuela một tổng thống mới Juan Guaido, vẫn không thành bởi có Nga (và Trung Quốc) đứng đằng sau.

Venezuela không chỉ là dầu, mặc dù điều đó rất quan trọng, dầu nặng Venezuela có trữ lượng nhiều nhất thế giới… mà với Nga, Venezuela có một vị trí địa chính trị, quân sự, kinh tế rất quan trọng tại châu Mỹ Latin – nơi được ví như sân sau của Mỹ.

Sử dụng các phương án lật đổ chính quyền Maduro như bạo loạn, biểu tình nổi dậy, rồi, bạo loạn bên trong kết hợp đưa lực lượng vũ trang đánh thuê từ bên ngoài vào… đều không thành công, bởi lực lượng an ninh và đặc biệt là quân đội vẫn đang trung thành với Maduro, cho nên cách duy nhất là Mỹ cấm vận, trừng phạt ngành dầu khí Venezuela – ngành cung cấp gần như 100% GDP của Venezuela.

Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PVD. SA) quan hệ rất mật thiết với Công ty dầu khí Rosneft PJSC Nga. Tại đây, sản xuất hydrocarbon siêu nặng bằng các giải pháp công nghệ cao. Các dự án này được thực hiện với công ty dầu khí PDVSA như một phần của liên doanh: Petromonagas, tỷ lệ của Rosneft PJSC trong dự án là 16,67%; Petroperich - 40%; Bokeron - 26,67%; Petromiranda - 32%; Petroviktoria - 40%.

Tất nhiên, sự liên doanh hợp tác của Rosneft Nga với PVD.SA là điều Mỹ không thể chấp nhận… Mỹ lập tức áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty con của Rosneft, đặc biệt là đối với một công ty con có tên Rosneft Trading. Đây là một công ty thương mại tham gia vào việc mua và bán dầu của Venezuela, theo Forbes, đứng thứ ba trong danh sách những người mua dầu lớn nhất của Nga. Và tiếp theo, vào tháng 2 Mỹ trừng phạt tiếp một công ty con khác của Rosneft là TNK Trading.

Các đòn trừng phạt này của Mỹ vào Rosneft tại Venezuela (một trong những nguyên nhân trả đũa mà Nga mở màn cuộc chiến giá dầu) đã khiến hoạt động của Rosneft gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do để Rosneft tuyên bố bán hết cổ phần (9,6%) và ngừng mọi hoạt động tại Venezuela…

Vào tối thứ Bảy ngày 28 tháng 3 năm 2020 Moscow - Rosneft PJSC tuyên bố chấm dứt các hoạt động ở Venezuela và bán tài sản liên quan đến các hoạt động tại quốc gia này. Các hãng thông tấn Nga nổ tung bởi cái title giật gân trên…và quả thật khi đọc cái nhan đề này khiến ai cũng phải nghĩ ngay: Thôi, thế là công ty dầu khí lớn nhất của Nga đã chịu không nổi đòn trừng phạt của Mỹ phải tuyên bố bán và dừng hoạt động tại Venezuela.

Nhưng… Rosneft lại bán hết cho chính phủ Nga. Tổng thống Nga Putin quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của công ty dầu khí Rosneft đang thực hiện các dự án dầu khí tại Venezuela.

Nga đã thành lập một công ty mới, Roszarubezhneft, sẽ tham gia vào việc sản xuất và vận chuyển dầu và khí đốt liên quan. Vốn ủy quyền của nó là 322,7 tỷ rúp. Tổng giám đốc của công ty là Nikolay Rybchuk, công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của Cơ quan quản lý tài sản liên bang, báo cáo của TASS.

Tất nhiên, bắt đầu từ đây, mọi hoạt động, kinh doanh dầu khí của Rosneft PJSC tại Venezuela được điều hành bởi ông chủ mới là Nhà nước Nga.

Như vậy, có thể nói, hoạt động này của Rosneft và của chính phủ Nga tối 28/3 là kích nổ “một quả bom địa chính trị” – một cụm từ mới trong chính sách kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga.

Bình luận về sự kiện này, trước hết chúng ta hãy nghe từ các chuyên gia Mỹ trên truyền thông:

Patricia Laya, người đứng đầu cơ quan Bloomberg ở Caracas, tin rằng:

“Trên thực tế, bước đi này mang đến cho Kremlin cơ hội cho một cuộc diễn tập mới - sau tất cả, các tài sản được chuyển sang quyền sở hữu một cấu trúc hoàn toàn do chính phủ Nga kiểm soát, không thuộc lệnh trừng phạt của Mỹ”.

Francisco Monaldi, một chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu của Viện Baker tại Hoa Kỳ:

“Các quyết định hợp lý. Nó bảo vệ Rosneft, một tài sản quan trọng ở Venezuela, cũng như cơ hội tiếp tục giúp đỡ Maduro, nếu có muốn như vậy. Hơn nữa, nó có thể tạo điều kiện để Putin giúp Rosneft trong tình hình thị trường khó khăn”.

Chỉ cần nghe qua 2 ý này, chứng tỏ hành động mua – bán trên (thực chất lấy tiền túi áo bỏ vào túi quần), Nga – Putin đã "nhất tiễn hạ song điêu": Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và tránh né lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, người Mỹ, truyền thông Mỹ chỉ nêu lên sự né tránh của Putin mà có vẻ như họ đã quên rằng, với Putin, né, tránh đòn khôn ngoan và quật lại mạnh mẽ không bao giờ tách rời nhau. Và, bây giờ chúng ta (khách quan, không theo ai hết) thử xem Putin quật lại những đòn nào…

Đầu tiên, kể từ đây, toàn bộ hoạt động của Công ty Roszarubezhneft là hoạt động của Nhà nước Nga. Nếu như trước đây có thể không công khai lực lượng PMC có mặt tại Venezuela để bảo vệ công ty tư nhân… thì nay quân đội Liên bang Nga đường đường chính chính, hiện diện tại Venezuela để bảo vệ nguồn dầu mỏ, các công ty dầu mỏ của mình như quân đội Mỹ lập các căn cứ quân sự của họ tại Trung Đông để bảo vệ các cơ sở kinh tế của họ vậy.

Tất nhiên về cấp nhà nước, khi Nga đã chấp nhận thách thức này thì đã đến lúc Nga sẽ không lùi bước…

Cuối cùng, như chúng ta biết, Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PVD.SA) hoàn toàn do tướng lĩnh quân đội Venezuela quản lý. Chủ tịch PVD.SA là tướng vệ binh quốc gia, Manuel Quevedo kiêm luôn Bộ trưởng Năng lượng. Vì thế, bảo vệ ngành dầu khí tức là bảo vệ quân đội, đồng nghĩa với bảo vệ chính quyền Maduro.

Đây là sự hợp tác dầu khí 2 quốc gia chứ không phải như trước đây là tư nhân (Rosneft) với quốc gia Venezuela, cho nên, chính thức đây được coi là một “Liên minh quân sự - kinh tế giữa Nga và Venezuela”.

Có thể nói, bài học hay học phí đắt, 15 tỷ USD mà Nga phải chi trả trong sự kiện Maidan – Ukraine đã buộc Nga – Putin thực hiện đòn phản công rất quyết liệt khi có sự hỗ trợ của Trung Quốc (Trung Quốc cũng đầu tư vào dầu khí Venezuela ngót nghét 50 tỷ USD).

Rõ ràng Nga và Trung Quốc không muốn Juan Gauido chơi trò “phát xít” kiểu Ukraine.

Mỹ phản ứng như thế nào trước quyết định mua lại Rosneft của Nga? Chưa có tin chính thức, nhưng việc Tổng thống Trump đã “chịu không nổi nhiệt” phát ra từ cuộc chiến dầu giữa Nga và Ả rập Saudi, phải gọi điện gặp Putin nói về ổn định năng lượng toàn cầu…đã nói lên cục diện chiến trường.

Tín hiệu đình chiến để chống Covid-19 và vì ổn định nền kinh tế toàn cầu? Chắc chắn Nga sẵn sàng, có điều đổi lại Nga có được gì thì rất khó để biết được Putin muốn gì… Hãy chờ!


Lê Ngọc Thống

Nguồn: baodatviet.vn
42 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.