Chuyên mục
NATO nỗ lực tìm ''bạn mới''
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

NATO nỗ lực tìm ''bạn mới''

Thứ bảy 04/02/2023 04:14 GMT + 7

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện điều này khi cho rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng tăng của Trung Quốc với Nga đang đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với châu Á mà cả châu Âu.


Phát biểu hôm 2/2 tại Đại học Keio ở Tokyo (Nhật Bản), Tổng Thư ký NATO Jen Stoltenberg nhấn mạnh: “Thực tế Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn, các khoản đầu tư đáng kể cũng như các khả năng quân sự tiên tiến mới phản ánh Trung Quốc đặt ra mối đe dọa, đặt ra thách thức đối với các đồng minh NATO. An ninh không dừng ở khu vực mà nó mang ý nghĩa toàn cầu”. Tuy nhiên, người đứng đầu NATO cho hay liên minh này không coi Trung Quốc là kẻ thù hay muốn căng thẳng đối đầu leo thang. Thay vào đó, NATO sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực có lợi ích chung chẳng hạn như biến đổi khí hậu.

 

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến thăm căn cứ không quân Iruma, Nhật Bản, ngày 31/1/2023.

 

Trước đó, hôm 31/1, ông Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc hội đàm và nhất trí đẩy mạnh quan hệ đối tác về an ninh trong không gian mạng, quốc phòng và các lĩnh vực khác. Ngoài Nhật Bản, NATO cũng đang tăng cường hợp tác thiết thực với Australia, New Zealand và Hàn Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng trên biển và các lĩnh vực khác, đồng thời tăng cường sự tham gia của các nhà lãnh đạo và bộ trưởng của các nước này trong các cuộc họp của NATO.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg vừa thực hiện chuyến công du Đông Bắc Á tới Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân cận của Mỹ, với mục tiêu tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn và nhiều bạn bè hơn cho liên minh này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo kênh DW (Đức), ưu tiên chiến lược này là giải quyết các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên cũng như tác động toàn cầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine, đồng thời tìm cách thắt chặt quan hệ chính trị của NATO với các đồng minh hàng đầu châu Á. Ông Jim Townsend tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, mô tả chuyến đi châu Á của ông Jens Stoltenberg là một trong những “sự trấn an” đối với các đối tác châu Á.

“Thời điểm chuyến thăm của ông Jens Stoltenberg rất quan trọng. Xung đột tại Ukraine đã ảnh hưởng đến các nước châu Á và mối quan hệ thân thiết của Trung Quốc với Nga cũng là một mối đe dọa cần được giải quyết. Sự hiện diện của ông Jens Stoltenberg ở Tokyo cho thấy NATO muốn tăng cường quan hệ đối tác với châu Á. Những chuyến thăm này cũng thể hiện sự thống nhất vì nó cho thấy NATO và châu Á sẵn sàng hợp tác với nhau. Sự kiện này báo hiệu mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nhằm tìm cách đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, Triều Tiên và Nga ở châu Á”, vị chuyên gia cho hay.

Trong khi đó, Giáo sư Ramon Pacheco Pardo tại Đại học King's College London (Anh), nhận định việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với NATO là “một chiến lược quân sự cần thiết” đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản trong hoàn cảnh hiện tại. Giáo sư Ramon Pacheco Pardo phân tích: “Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều bày tỏ rằng, an ninh ở châu Âu có liên quan đến châu Á”.

Theo ông, Hàn Quốc và Nhật Bản mong muốn tập trung xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và an ninh mạng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với Tokyo, đó là tăng cường tiềm lực quốc phòng trước tình hình an ninh tại khu vực, và vấn đề Biển Hoa Đông. Còn với Seoul, đó là mối quan tâm về Bình Nhưỡng. Bộ Thống nhất Hàn Quốc thúc đẩy “bình thường hóa” quan hệ với Triều Tiên trong năm nay, hướng tới xây dựng một tầm nhìn trung và dài hạn về thống nhất liên Triều, “Sáng kiến Tương lai về thống nhất”.

Giáo sư Ramon Pacheco Pardo bổ sung: “NATO cũng luôn mong muốn gắn kết hơn nữa với các đối tác của mình ở châu Á và sử dụng chuyên môn của họ về công nghệ mạng và tình báo quân sự nào có thể được sử dụng để giải quyết các thách thức từ Trung Quốc hoặc Triều Tiên”.

Về phần mình, ông Jim Townsend phân tích: “Đối với NATO, chuyến thăm này hoàn toàn là một sự trấn an đối với người dân Hàn Quốc và người dân Nhật Bản, để cho họ biết rằng, họ có những người bạn ở châu Âu và Mỹ quan tâm đến an ninh của khu vực thuộc châu Á này”.

 

Khổng Hà

Nguồn: cand.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.