Chuyên mục
LB Nga từ chối tài sản phi pháp của người nước ngoài
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

LB Nga từ chối tài sản phi pháp của người nước ngoài

Thứ bảy 30/11/2013 16:57 GMT + 7
Mafia nước ngoài sẽ không còn cơ hội sống cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ ở Nga. Bộ Tư pháp mới đây công bố dự luật về tịch thu tài sản tại Liên bang Nga của các đối tượng nước ngoài là khủng bố, tham nhũng và trùm mafia. Sáng kiến mới góp phần đưa nước Nga vào hệ thống chống rửa tiền quốc tế.



Các căn hộ, biệt thự, du thuyền, đồ trang sức – nói tóm lại tất cả tài sản của đối tượng bị kết án tội tham nhũng hoặc khủng bố ở nước ngoài, nếu được phát hiện trên lãnh thổ Nga sẽ bị tịch thu. Đóng băng tài khoản ngân hàng. Những vật chất này sẽ được sử dụng vào việc đền bù cho nạn nhân của tội phạm, - Phó giáo sư Kira Sazonova, Học viện Kinh tế Quốc gia và hành chính thuộc Tổng thống Liên bang, cho biết ý kiến:

“Tịch thu tài sản được thực hiện trong trường hợp có quyết định phù hợp của tòa án ở nước ngoài. Có nghĩa, khi tội phạm đã bị kết án. Tất nhiên có thể phát sinh mâu thuẫn về luật hình sự giữa các nước. Trường hợp hiện hữu sự khác biệt đòi hỏi ký kết các thoả thuận song phương. Trong vấn đề dẫn độ cũng sẽ như vậy. Cụ thể là xử lý theo hoàn cảnh.”

Dự luật sẽ đưa Nga vào hệ thống quốc tế chống rửa tiền. Nga đã thông qua quyết định nguyên tắc chi viện nỗ lực quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền cách đây vài năm. Giờ là thời điểm của những bước làm cụ thể, - Luật sư Kira Sazonova nói.

“Gần 10 năm, Nga là thành viên của Nhóm đề thảo các biện pháp tài chính chống rửa tiền (FATF). Ngoài ra, Nga tham gia Nhóm Egmont - một cơ chế tương tự Interpol trong lĩnh vực đấu tranh với hoạt động tài chính phi pháp. Vì thế, sáng kiến của Bộ Tư pháp là bước tiếp theo trong công tác chống hợp pháp hóa lợi nhuận phạm pháp.”

Hơn thế, các nhà lập pháp Nga đang nghiên cứu khả năng đưa hình thức trừng phạt như tịch thu tài sản trở lại Bộ luật Hình sự. Hiện nay, ở Nga chỉ được phép tịch thu tiền và tài sản là tang vật của tội phạm. Vì thế, hầu như mới trả lại ngân sách hoặc các nạn nhân một phần nhỏ những gì bị vơ vét. Các nghị sĩ viện Duma đã đề nghị tịch thu tài sản tương xứng với con số thiệt hại. Đồng thời, hoạt động tịch thu phải liên quan cả sở hữu riêng của tội phạm lẫn tài sản các thành viên trong gia đình, - ông Alexander Mikhailov, một thành viên của Hội đồng Ngoại giao và chính sách quốc phòng cho biết chi tiết.

“Trường hợp thường gặp là người bị kết án không có tài sản, thậm chí cả căn hộ và xe hơi. Trongh khi, tài khoản của vợ người này lại rất nhiều tiền, nhưng không thể bị tịch thu. Ở đây cần có biện pháp về qui trách nhiệm liên đới.”

Việc tịch thu rộng rãi nhất được áp dụng ở Ý, đối với các đầu sỏ cộng đồng tội phạm và ở Trung Quốc, chống quan chức tham nhũng. Tại Pháp, biện pháp chỉ được dùng trong trường hợp tội ác chống lại loài người và sản xuất bất hợp pháp, nhập khẩu ma túy. Ở hầu hết các nước, phương pháp tịch thu tài sản được phép sử dụng, nhưng giới hạn bằng qui mô thiệt hại mà hoạt động phạm pháp gây nên.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.