Chuyên mục
Không phải cứ kinh doanh thuốc, dược phẩm là ăn nên làm ra thời Covid

Không phải cứ kinh doanh thuốc, dược phẩm là ăn nên làm ra thời Covid

Thứ ba 05/10/2021 14:58 GMT + 7

Hiện tại mới chỉ một số DN công bố ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm, trong đó Dược Hậu Giang ước tăng 11% so với cùng kỳ, Traphaco ước tăng 18%, và Bidiphar ước tăng 9% do ảnh hưởng từ giãn cách xã hội.

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến các công ty dược phẩm, do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh, thành. Dựa trên số liệu từ các công ty dược niêm yết và dữ liệu đấu thầu thuốc từ Cục Quản lý Dược Việt Nam, chứng khoán SSI ước tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2021 tổng doanh thu dược phẩm tại Việt Nam đã giảm 11% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ.

Tình trạng giãn cách kéo dài, đặc biệt là các tỉnh phía Nam khiến hoạt động cung ứng và phân phối thuốc có lúc cũng bị gián đoạn. Các công ty dược phẩm ở miền Nam như Imexpharm (IMP), Dược Hậu Giang (DHG) và OPC đã phải cắt giảm sản lượng từ 20% - 30% trong tháng 7 và tháng 8 để thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội “ba tại chỗ”.

Ngoài ra, nhiều bệnh viện ở các tỉnh phía Nam đã được chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19 nên doanh thu dược phẩm giảm đáng kể, do kênh bệnh viện chiếm hơn 60% nhu cầu của ngành.

Trong khi đó, rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ hoạt động nhập khẩu vắc xin hoặc thuốc điều trị Covid-19. Mặc dù nhiều công ty dược Việt Nam đã thông báo được Chính phủ cho phép nhập khẩu vắc xin, nhưng đến nay chưa có nhiều DN thực hiện được do quy trình nhập khẩu rất phức tạp và nguồn cung vắc xin khan hiếm.

 


Ước tính doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ trong 8 tháng qua (ảnh minh họa).


Đối với việc sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19, hầu hết nguồn cung đều được kiểm soát chặt chẽ bởi các công ty nhà nước, trừ trường hợp của Stellapharm (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Stada sở hữu) được chọn là công ty tư nhân đầu tiên sản xuất Molnupiravir (thuốc điều trị Covid chính) với quy mô lớn trong nước.

Còn một số ít công ty trong nước khác như Traphaco hoặc Phytopharma được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc cung cấp các thực phẩm chức năng và đông dược tác dụng giảm ho, bổ sung vitamin, nước muối sát khuẩn…

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng tất cả các công ty dược niêm yết đạt 17.830 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,5% và tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đã có sự phân hóa trong lợi nhuận giữa các công ty. Trong khi các công ty dược đã nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất gần đây (EU-GMP, PIC/s GMP) như DHG, IMP, và PME (Pymepharco) giành thêm thị phần, và đạt tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ hơn nhiều trong năm nay nhờ hưởng lợi từ Thông tư 15/2019/TT-BYT về đấu thầu thuốc tại kênh bệnh viện, còn lại các công ty khác có kết quả kinh doanh hầu như đi ngang hoặc giảm, với tổng doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận chỉ tăng 2% so với cùng kỳ.

Hiện tại, chỉ có một số công ty công bố ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm 2021, trong đó Dược Hậu Giang ước tăng 11% so với cùng kỳ, Imexpharm ước tăng chỉ 1%, Traphaco ước tăng 18%, và Bidiphar ước tăng 9% do ảnh hưởng từ giãn cách xã hội.


Hiền Anh

Nguồn: infonet.vietnamnet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.