Chuyên mục
FT: Cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại vì ba lý do

FT: Cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại vì ba lý do

Thứ hai 14/04/2025 04:02 GMT + 7

Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố chống lại Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại, một bài viết trên tờ Financial Times của Anh cho biết.

 


Theo tác giả bài báo, có ba lý do khiến kế hoạch của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ gặp thất bại.


"Hầu hết các quốc gia hiện nay đều hiểu rằng những lập luận kinh tế khác nhau do các cố vấn của Trump đưa ra chỉ là những tuyên bố phô trương. Chừng nào Trump còn nắm quyền thì các nước khác không thể trông cậy vào Mỹ, không có nhà lãnh đạo sáng suốt nào muốn tham gia cùng ông ta trong cuộc thập tự chinh chống lại Trung Quốc", - bài báo dẫn ra lý do đầu tiên.
Tác giả bài viết giải thích lý do thứ hai dẫn đến thất bại trong tương lai của Trump là sự phụ thuộc của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ vào thị trường nợ công.


"Trump đã phải từ bỏ mức thuế quan cao sau phản ứng dữ dội của thị trường (trái phiếu nợ chính phủ của Hoa Kỳ - chú thích biên tập). Vì vậy Trump đã mất đi những đòn bẩy của mình trong các cuộc đàm phán thương mại. Ông ta không thể tăng mức thuế quan thêm nữa vì làm như vậy thị trường trái phiếu kho bạc sẽ lại nổi loạn", - bài báo viết.

Lý do thứ ba mà tác giả nêu ra chính là Trung Quốc.


"Thoạt nhìn, Trung Quốc có vẻ ở trong tình thế tệ hơn Hoa Kỳ: họ đã mất quyền tiếp cận một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình và có vẻ như bị cô lập về mặt ngoại giao. Nhưng trên thực tế, họ đã chuẩn bị tốt để tiến hành chiến tranh kinh tế tiêu hao chống lại Mỹ", - bài báo nhấn mạnh.


Như tác giả giải thích, Bắc Kinh có thể thay thế nhu cầu từ Hoa Kỳ bằng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước: đây là chính sách được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn. Hơn nữa, tác giả tin rằng Trung Quốc có thể tự xoay xở mà không cần nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Bài báo lưu ý rằng 5 năm thực hiện chính sách kiểm soát xuất khẩu đã giúp Trung Quốc đạt được thành công lớn trong việc sản xuất hàng hóa mà không sử dụng công nghệ của Mỹ.


"Nếu mục tiêu của cuộc chiến thương mại mới của Trump với Trung Quốc là buộc Bắc Kinh phải khuất phục trước sức mạnh của Hoa Kỳ thì kết quả sẽ chỉ là sự thất vọng và chán nản", - tác giả bài viết kết luận.

 

Vào ngày 2 tháng 4 Tổng thống Hoa Kỳ đã ký sắc lệnh hành pháp áp dụng thuế quan "đối ứng" đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Mức thuế suất cơ bản là 10%. Đối với 57 quốc gia, mức thuế suất gia tăng áp dụng vào ngày 9 tháng 4 được tính toán dựa trên thâm hụt thương mại của Mỹ với mỗi nước cụ thể - để cân bằng được cán cân thương mại thay vì thâm hụt. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 4, ông Trump tuyên bố có hơn 75 quốc gia chưa thực hiện biện pháp trả đũa và yêu cầu đàm phán với Mỹ, do đó mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% sẽ có hiệu lực trong 90 ngày đối với tất cả các nước, trừ Trung Quốc.


Sau một loạt động thái trong cuộc chiến thương mại, mức thuế quan "đối ứng" bổ sung của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã lên tới 125%, còn mức thuế quan của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ cũng đạt con số 125%. Thêm vào đó, Hoa Kỳ còn áp mức thuế bổ sung 20% đối với hàng Trung Quốc, lý do được Mỹ đưa ra là cho rằng nước này (Trung Quốc) chưa nỗ lực chống ma túy tổng hợp.

Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.