Chuyên mục
Đế chế Nga rộng lớn đã ra đời như thế nào?

Đế chế Nga rộng lớn đã ra đời như thế nào?

Chủ nhật 18/10/2020 18:13 GMT + 7

Đế chế Nga từng là đế chế lớn thứ 3 trên thế giới. Vậy nó đã được tạo ra như thế nào? Câu chuyện xoay quanh sự ra đời của Đế chế này rất thú vị.

Trong tiến trình lịch sử, Đế chế Nga chiếm các vùng thuộc Đông và Bắc Âu, châu Á, và thậm chí cả Bắc Mỹ. Đây từng là quốc gia lớn thứ 3 trong lịch sử loài người, chỉ đứng sau Đế chế Anh (xếp thứ 3) và Đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn (xếp thứ nhất).


Đế chế Nga. Ảnh: Russia Beyond.


Pi-e Đại đế đã làm gì để tạo ra Đế chế Nga?

Vào đầu thế kỷ 18 trong số các quốc gia châu Âu, Nga là một nước mới. Thậm chí danh hiệu quân vương của Nga, tức Sa hoàng, cũng là một điều gì đó khá khó hiểu đối với nhiều người châu Âu. Vô số lần trước đó, Pi-e đã được người châu Âu nhắc đến như là “Hoàng đế Nga”, chẳng hạn trong lần ông thăm Anh Quốc, hồi tận năm 1698. Mức độ rộng lớn của lãnh thổ Nga (đặc biệt là so với các quốc gia châu Âu) ám chỉ rằng vị quân vương này phải hơn một vị quốc vương, nhưng không chỉ có thế.

Từ năm 1706, Pi-e lần đầu tiên trong lịch sử Nga đã tặng cho một số bề tôi của mình (tư lệnh Boris Sheremetev, chính khách Nikita Zotov, Đô đốc Fyodor Apraksin, và những người khác) danh hiệu “Bá tước”. Năm 1707, Alexander Menshikov là nam giới đầu tiên ở Nga trở thành Thân vương không phải do xuất thân mà là theo mệnh lệnh của Sa hoàng. Mà ở châu Âu, quyền trao tước hiệu như bá tước và thân vương thuộc về các hoàng đế. Năm 1710, một năm sau chiến thắng ngỡ ngàng của Nga trước Thụy Điển trong trận chiến Poltava, đặc phái viên của Anh tại Nga, Charles Whitworth, trong bài phát biểu của mình đã gọi Pi-e Đại đế là “Kaiser” (tương tự cái tên Kaiser hay Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh tồn tại cho đến đầu thế kỷ 19).

Cuối cùng Pi-e Đại đế đã điều chỉnh các thể chế nhà nước của mình. Năm 1711, ông tạo ra Thượng viện Điều hành – đây rõ ràng là một động thái tôn vinh Viện nguyên lão của Đế chế La Mã. Thượng viện Nga là một hội đồng các công chức dân sự và chỉ huy quân sự cấp cao có quyền đưa ra các quyết định nhà nước trong trường hợp Sa hoàng vắng mặt. Sau này, vào các năm 1718-1719 bắt đầu quá trình tạo ra các bộ nhà nước tập trung, phân chia chức năng nhà nước giữa các thể chế tương ứng.

Đến năm 1721, toàn bộ việc chuẩn bị đã xong xuôi để công bố vị thế mới của nhà nước Nga và vị quân vương của nó.

 

Chân dung Pi-e Đại đế. Ảnh: Bảo tàng Nga.


Công bố Đế chế Nga

Việc tạo ra Đế chế Nga được công bố vào ngày 22/10/1721, đồng thời với việc tổ chức kỷ niệm Hiệp ước Nystad (ký kết giữa Sa quốc Nga và Đế chế Thụy Điển vào ngày 10/9/1721) chấm dứt Cuộc Đại chiến Bắc Âu với chiến thắng quyết định thuộc về Nga. Theo Hiệp ước này, Thụy Điển công nhận việc chuyển giao Estonia, Livonia, Ingria, và Đông Bắc Phần Lan sang Nga. Đối với người Nga, đây là một chiến thắng có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ trước cuộc chiến này, Thụy Điển là cường quốc quân sự mạnh nhất châu Âu. Giờ đây niềm tự hào này, trên mọi phương diện, là thuộc về Nga.

Vào ngày 18/10/1721 (tức là 4 ngày trước buổi lễ long trọng nói trên), các thành viên của cơ quan quản lý của Giáo hội Chính thống giáo Nga đã lần đầu tiên chính thức nêu ra vấn đề phong Pi-e làm Hoàng đế Nga. Họ quyết định “cầu xin” Pi-e chấp nhận tước hiệu “Pi-e Đại đế, Cha của Tổ quốc, và Hoàng đế của Toàn Nga”.

Vào ngày 19/10 năm đó, quyết định trên được thông báo cho Thượng viện. Vào ngày 20/10, Thân vương Alexander Menshikov công bố quyết định này cho chính Pi-e, người được cho là đã liên tục từ chối nhận tước hiệu đó nhưng cuối cùng thì cũng ưng thuận.

Vào ngày 22/10, một buổi lễ được tổ chức ở Nhà thờ Trinity Cổ kính (nhà thờ đầu tiên và cổ nhất của Saint Petersburg). Hơn 1.000 quan chức dân sự và quân sự tụ tập tại đó, và 125 tàu thuộc hạm đội Baltic xếp thành hàng trên sông Neva gần quảng trường Trinity. Bên trong nhà thờ này, Pi-e chấp nhận tước hiệu Hoàng đế. Sau nghi lễ nhà thờ, Đại pháp quan Gavriil Golovkin phát biểu, trong đó thay mặt cho Thượng viện, Giáo hội Chính thống giáo, và tất cả nhân dân Sa quốc Nga, đã yêu cầu Pi-e chấp nhận tước hiệu Hoàng đế.

Khi đón nhận danh hiệu trên, Pi-e Đại đế đã có bài phát biểu rất ngắn chỉ gồm 3 câu, cảm ơn Chúa về chiến thắng trước Thụy Điển, khuyến khích binh lính Nga tập luyện quân sự thêm, và kết luận rằng “điều phù hợp là làm việc vì lợi ích chung mà Chúa đã đặt ra trước mắt chúng ta... để nhân dân được yên vui”.

Cùng với Pi-e, người đã thay đổi tước hiệu từ Sa hoàng sang Hoàng đế, vợ ông cũng đổi tước hiệu từ vợ Sa hoàng thành Hoàng hậu.

Sau buổi lễ, một cuộc ăn mừng hoành tráng diễn ra, với pháo hoa được bắn trong gần 3 tiếng đồng hồ, việc ăn mừng do chính Pi-e Đại đế tổ chức và kiểm soát. Hoàng đế Pi-e uống rượu với các vị khách cho đến 3 giờ sáng và toàn bộ việc ăn mừng này kéo dài thêm một tuần nữa.


Trung Hiếu (biên dịch)
Theo Russia Beyond

Nguồn: danviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.