Chuyên mục
Chuyện

Chuyện "mờ ám" đằng sau tiêm kích F-16 của Ukraine bị bắn rơi

Thứ năm 05/09/2024 05:57 GMT + 7

Sau khi máy bay chiến đấu F-16 bị bắn rơi, nhiều câu hỏi đã được đặt ra khiến vấn đề nội bộ bên trong Ukraine bị phơi bày.

 

Sau khi chiếc F-16 của Ukraine bị rơi, chỉ huy Không quân Ukraine đã bị sa thải. Mỹ cho rằng đó là lỗi của con người, nhưng Quân đội Ukraine không tin rằng vụ tai nạn là do lỗi của phi công. Ảnh: Avia.pro.

 


Nữ nghị sĩ Ukraine tung tin phi công Aleksey "Moonfish" Mes bị chính hệ thống Patriot của Quân đội Ukraine bắn hạ và lên án văn hóa dối trá gây hại đất nước. Ngoài ra, nhằm giảm bớt mối đe dọa từ các cuộc không kích của Nga, Ukraine đang chuẩn bị cất và hạ cánh các máy bay chiến đấu F-16 trên đường cao tốc. Ảnh: AP.

 


Mới đây, tiêm kích F-16 của Ukraine đã trở thành tâm điểm của dư luận truyền thông. Ngày 28/8, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin, một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine đã bị rơi vào ngày 26/8. Ukraine sau đó đã thừa nhận điều này. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân chiếc F-16 bị rơi. Người Mỹ cho rằng nguyên nhân là do yếu tố con người và phi công vận hành không đúng cách. Ảnh: X.

 


Tuy nhiên, Quân đội Ukraine không nhìn nhận như vậy. Họ cho rằng còn có những lý do khác. Trên mạng xã hội của Nga, đã có ý kiến trái chiều, họ cho rằng chiếc máy bay F-16 có thể không phải bị rơi và phi công cũng không phải chết cùng máy bay khi nó rơi xuống. Ảnh: Reuters

 


Họ tin rằng vị trí triển khai của chiếc máy bay này có thể đã bị lộ, khiến tên lửa của Nga tấn công vào vị trí đó và phá hủy chiếc máy bay F-16, khiến phi công có biệt danh “Moonfish” bị thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng tên lửa. Ảnh: Sohu.

 


Bà nói rằng vào thời điểm Quân đội Nga đang tiến hành các cuộc tấn công dữ dội bằng tên lửa và máy bay không người lái ở Ukraine, phi công này đã cất cánh điều khiển máy bay chiến đấu nhưng bị hệ thống phòng không Patriot của Ukraine vô tình bắn hạ. Ảnh: Getty Images.

 


Nhưng vấn đề nằm ở văn hóa dối trá lâu đời trong Quân đội Ukraine, khiến hệ thống ra quyết định của quân đội không thể được cải thiện dựa trên những phân tích thực tế và được thu thập một cách có hệ thống. Thay vào đó, nó trở nên xấu đi thậm chí sụp đổ. Tình trạng tồi tệ hiện nay chủ yếu là do văn hóa dối trá trong Quân đội Ukraine gây ra, nhưng chưa có vị tướng nào bị trừng phạt. Ảnh: Không quân Mỹ.

 


Không quân Ukraine cũng không ngoại lệ, nghị sĩ Bezuhlayaya thậm chí còn cho biết đây đã là “lần thứ 3” máy bay và phi công của Ukraine bị hệ thống phòng không của mình bắn hạ. Hai sự cố bắn nhầm trước đây không liên quan đến tiêm kích F-16 đều được đổ lỗi cho người Nga. Ảnh: Avia.pro.

 


Nếu xét theo những gì nữ nghị sĩ nói, có vẻ như đây không phải là lần đầu tiên hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ máy bay chiến đấu của chính mình. Nữ nghị sĩ cũng cho biết Quân đội Ukraine ban đầu cố gắng giữ im lặng và che giấu thông tin sau vụ việc này, nhưng buộc phải thừa nhận cho đến khi truyền thông nước ngoài tiết lộ. Ảnh: National Interest.

 


Tư lệnh Không quân Ukraine sau đó chỉ trích phát biểu của nữ nghị sĩ Ukraine, nhưng ngày 30/8, ông Zelensky đã ký lệnh thay thế tư lệnh Không quân Ukraine nhưng không giải thích tại sao lại làm như vậy. Nếu nghĩ đến hàng loạt tranh cãi gần đây xung quanh vụ tai nạn của máy bay chiến đấu F-16, mọi người thường nghi ngờ rằng sự thay đổi nhân sự này có thể liên quan đến vụ tai nạn của máy bay F-16. Ảnh: Defence Blog.

 


Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hệ thống Patriot có bắn hạ tiêm kích F-16 của Ukraine hay không. Người ta ước tính sẽ phải chờ báo cáo chính thức của Ukraine hoặc một số thông tin nội bộ độc quyền mà giới truyền thông có được mới được tung ra. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.

 


Vụ tai nạn của máy bay chiến đấu này càng khiến Ukraine nhận thức được lỗ hổng của máy bay F-16. Xét đến việc Quân đội Nga đang theo dõi chặt chẽ tiêm kích F-16, Ukraine đang thay đổi phương thức cất và hạ cánh của máy bay này. Ảnh: AP.

 


Theo báo cáo của tờ Eurasia Times (Ấn Độ), để giảm thiểu mối đe dọa từ các cuộc không kích của Nga, Quân đội Ukraine đã biến một phần đường cao tốc của nước này thành sân bay cất và hạ cánh tạm thời cho các máy bay chiến đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hà Lan.

 


Ukraine tin rằng bằng cách sử dụng đường cao tốc thay vì các căn cứ không quân truyền thống để cất và hạ cánh, nước này có thể làm giảm cơ hội bị Nga tấn công vào các máy bay quý giá của mình. Ảnh: BI.

 


Một đoạn video trên mạng xã hội cho thấy các phương tiện dân sự của Ukraine đang sửa đổi một số đoạn đường cao tốc để phù hợp với việc máy bay quân sự cất và hạ cánh. Một cựu phi công ở Ukraine cho biết: “Việc sửa đổi đường cao tốc bao gồm việc loại bỏ dải phân cách ở giữa và thêm nhựa vào mặt đường để đảm bảo bề mặt nhẵn thích hợp cho máy bay cất và hạ cánh”. Ảnh: Defence Express.

 


Tuy nhiên, tờ Eurasia Times dẫn lời các chuyên gia cho rằng: “Mặc dù cách tiếp cận này có thể tăng cường độ an toàn của máy bay chiến đấu nhưng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn”. Ảnh: AP.

 

Phước Hải

Nguồn: kienthuc.net.vn
1 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.