Chuyên mục
Chính sách của Hungary với Moscow tiếp tục khiến EU tức giận

Chính sách của Hungary với Moscow tiếp tục khiến EU tức giận

Chủ nhật 15/01/2023 18:23 GMT + 7

Chính phủ Hungary mà đứng đầu là Thủ tướng Viktor Orban được xem là đồng minh thân cận nhất của Nga trong Liên minh châu Âu (EU).


Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây đã cho rằng chính sách của Đức và Ủy ban châu Âu (EC) về vấn đề áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga đã gây ra "cú sốc văn hóa" đồng thời làm giảm niềm tin của người dân Hungary vào tính thực tế của Đức.

“Ủy ban châu Âu có một chủ tịch người Đức. Họ đã thất bại với các biện pháp trừng phạt, họ đã tính toán sai, họ không tính đến cùng theo quan điểm chuyên nghiệp”, ông Orban nhấn mạnh trong một bài phát biểu trên đài phát thanh Kossuth.

Theo nhận xét, nhiều nguyên thủ các nước EU trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang thi hành chính sách như "một con nhím cuộn tròn và dựng lông".

Trong bối cảnh đó, Hungary cho biết họ "chủ động phòng thủ" và ngừng “đổ gánh nặng tăng giá năng lượng lên người dân” như chính quyền các nước châu Âu khác. Chính sách của Budapest - như Thủ tướng Orban đánh giá, đã giúp mỗi gia đình tiết kiệm khoảng 500 USD tiền điện mỗi tháng.

Người đứng đầu chính phủ Hungary nói thêm rằng EU không đủ dũng khí để thừa nhận đã thực hiện chính sách sai lầm đối với Nga. Tuy nhiên, không phải tất cả đã mất đối với người dân châu Âu.

 

Thủ tướng Hungary Viktor Orban được xem như đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Trước diễn biến trên, nhà khoa học chính trị người Nga - ông Artem Sokolov trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE) đã gợi ý rằng phương án khôi phục hợp tác giữa EU và Nga vẫn tồn tại, nó đang được Đức vạch ra.

Cụ thể, các phương tiện truyền thông đã thảo luận về chi phí khôi phục tuyến ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2. Đây là dấu hiệu cho thấy trong tương lai Đức có thể rút lại các biện pháp trừng phạt.

“Một điều cần nhấn mạnh là chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đang chịu áp lực lớn từ Mỹ và họ còn phải tuân thủ chính sách đoàn kết xuyên Đại Tây Dương".

"Trong khuôn khổ hợp tác, Đức và nhiều nước phương Tây khác có một không gian cực kỳ hạn chế để hành động độc lập do phụ thuộc vào Washington. Do vậy việc quay trở lại quan hệ đối tác năng lượng toàn diện giữa Nga và Đức trong tương lai gần dường như rất khó xảy ra”, người đối thoại của PE cho biết.

Ông Sokolov nhận định thêm, nếu nói về Hungary, chúng ta nên hiểu rằng tất cả các quốc gia EU đều phụ thuộc vào tài nguyên của Nga. Mặt khác, Budapest đã chọn chính sách đúng đắn, khi hoạt động như một quốc gia có chủ quyền và tự duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu với giá cả phải chăng do không cắt đứt liên lạc với Moskva.

Giờ đây, Hungary tiếp tục tiến về phía trước với tư cách là trung tâm quyền lực độc lập duy nhất ở châu Âu, trong khi họ vẫn là thành viên của EU cũng như NATO.

“Đây là hệ quả từ chính sách độc lập tự chủ của giới lãnh đạo Hungary. Trong một cái gì đó phi tiêu chuẩn, khiêu khích, nhưng dựa trên lợi ích quốc gia của họ, điều này gây ra sự không hài lòng từ phía EU và Đức".

"Thủ tướng Orban đã xoay sở để thoát khỏi tình thế khó khăn mà tất cả các quốc gia EU gặp phải sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng năng lượng, với lợi ích tối đa cho chính mình”, chuyên gia Sokolov kết luận.


Bạch Dương (Theo PolitExpert)

Nguồn: giaoducthoidai.vn
34 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.