Chuyên mục
Chíến lược ’gặm nhấm’ biển Đông của Trung Quốc như thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chíến lược ’gặm nhấm’ biển Đông của Trung Quốc như thế nào?

Thứ bảy 27/07/2013 05:33 GMT + 7
Thay vì dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm ồ ạt các các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền nước khác trong khu vực, Trung Quốc đang dùng chiêu bài "gặm nhấm" dần "chiếc bánh" biển Đông cho đến khi "nuốt" hết nó.

 
Bản đồ "đường lưỡi bò" hay "chiếc bánh" biển Đông do TQ tự vẽ ra đã nói lên
dã tâm của họ

Năm 1974, khi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát thì Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm; năm 1988 Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Đá Gạc Ma, Đá Châu viên, Đá Chữ Thập, Đá Tư Nghĩa, Đá Ga Ven, Đá Lạc…; năm 1995 Trung Quốc đánh chiếm Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam lúc đó đang do phía Philippines kiểm soát; chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái, và gần đây nhất là việc Trung Quốc đang lảng vảng ở quanh Bãi Cỏ Mây thuộc QĐ Trường Sa của Việt Nam (hiện do Philippines kiểm soát)

Mọi thách thức từ Trung Quốc đối với an ninh châu Á hiện nay là tư tưởng và chính sách bành trướng, lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước láng giềng, không tôn trọng đường biên giới hiện tại. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang âm thầm tìm cách để vẽ lại ranh giới địa chính trị có lợi cho họ.

Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc sử dụng sách lược tiêu hao nguồn lực của Nhật bản ở khu vực quần đảo Senkaku bằng cách sử dụng các lực lượng bán vũ trang như Ngư chính, Hải giám (vừa hợp nhất thành Cảnh sát biển Trung Quốc) liên tục quấy nhiễu, khiêu khích và tuyên bố chủ quyền.

Chiến thuật đó của Trung Quốc ít ra đã thành công ở khía cạnh khiến thế giới phải thừa nhận sự tồn tại tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật bản, mặc dù trước đó chưa hề xuất hiện sự tranh chấp này. Do vậy, Trung Quốc đã có cớ tăng tần xuất hoạt động của các tàu tuần tra xung quanh Senkaku.

Tham vọng và mục tiêu vô lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là tìm mọi thủ đoạn nhằm hợp pháp hóa một cách từ từ nhưng chắc chắn chủ quyền của mình đối với 80% diện tích Biển Đông mà Bắc Kinh đã tuyên bố.

Với các hành vi lặp đi lặp lại và không ngừng tiến triển, Trung Quốc âm mưu biến sự hiện diện của mình tại phần lớn biển Đông là “hợp pháp” và các nước khác phải chấp nhận sự thật đó.

Bắc Kinh ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc lãnh hải và quyền tài phán của nước khác; cấm các nước đánh cá trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Tóm lại, Bắc Kinh ra sức hạn chế lợi ích của các nước có tranh chấp ở biển Đông, trong khi chính họ lại không ngừng mở rộng sự kiểm soát của mình đối với các lợi ích đó.

Càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra ngang ngược, hung hăng trên biển Đông. Bắc Kinh trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (của Việt Nam) với cơ quan hành chính, quân đội và cư dân nhằm biến nơi đây thành một đơn vị hành chính hợp pháp và căn cứ quân sự hùng mạnh kiểm soát toàn bộ biển Đông.

Để tránh phản ứng mạnh mẽ của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, tránh sự can thiệp của Mỹ và đồng minh, tránh xảy ra chiến tranh, Trung Quốc chia “cái bánh” biển Đông ra làm các miếng nhỏ và lộ trình thôn tính để “gặm nhấm” dần. Mặt khác, Bắc Kinh không ngừng gia tăng sức ép dưới dạng “vừa đấm, vừa xoa” để buộc các bên tranh chấp phải thỏa hiệp với họ. Mục đích cuối cùng là đạt cho được “cái lưỡi bò” mà họ đã vẽ ra và biến biển Đông thành “ao nhà”.

Để đối phó với chiến lược nham hiểm này của Trung Quốc, các nước ASEAN nhất định phải đoàn kết, nhất trí, thống nhất quan điểm, lập trường và con đường đấu tranh chống lại mọi toan tính của Bắc Kinh về biển Đông. Kiên quyết giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng con đường đàm phán hòa bình đa phương và luật pháp quốc tế.


Lê Văn
Nguồn: thethaovietnam.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.