Chuyên mục
Apple chuyển sản xuất iPad, Macbook sang Việt Nam: Tính lợi thế nào?

Apple chuyển sản xuất iPad, Macbook sang Việt Nam: Tính lợi thế nào?

Thứ sáu 18/12/2020 13:05 GMT + 7

Cùng với các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, sẽ phải đặt ra một số tiêu chí quan trọng buộc nhà đầu tư phải nâng cao công nghệ.

Trước thông tin Công ty Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple; ông Đào Xuân Cường - Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang chia sẻ địa phương luôn sẵn sàng chào đón.

 


Apple chuyển sản xuất iPad, Macbook sang Việt Nam. Ảnh minh họa


Ông Cường cho biết thời gian vừa qua, Bắc Giang đã chuẩn bị một quỹ đất sạch tương đối lớn, được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, Bắc Giang đã sẵn sàng các điều kiện mời gọi các nhà đầu tư lớn đầu tư vào trung tâm công nghiệp Bắc Giang.

Theo ông Cường, trong đợt bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 vừa qua, dù ngành sản xuất trong nước và quốc tế nói chung đều bị ảnh hưởng, nhưng tới nay đã có một số dự án lớn đang có kế hoạch muốn mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục đầu tư, gắn bó với Bắc Giang.

Trên tinh thần đó, Bắc Giang cũng xem xét tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Bắc Giang.

Riêng với Apple, ông Cường không thông tin cụ thể về kế hoạch dịch chuyển tới đây, tuy nhiên, ông Cường cho biết các dự án liên quan tới công nghệ nhất là máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh hiện vẫn đang là điểm thu hút mạnh nhất của Bắc Giang.

"Thời gian tới Bắc Giang sẽ tiếp tục quan tâm, chăm sóc các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư phát triển tốt hơn nữa.

Bên cạnh đó cũng sẽ vận động các nhà đầu tư mở rộng sản xuất thêm nhiều công đoạn khác ở Bắc Giang. Mỗi sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn, nhiều chi tiết, nếu mở rộng sản xuất thêm nhiều chi tiết sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Bắc Giang", ông Cường nói.

Cùng với các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, ông Cường cũng nói rõ Bắc Giang đã đặt ra một số tiêu chí quan trọng nhằm ngăn chặn xu hướng chuyển dịch công nghệ lạc hậu từ nước ngoài vào trong nước.

"Bắc Giang đặt ra nhiều tiêu chí ưu tiên thu hút đầu tư như: thu hút dự án có suất đầu tư từ 4 triệu USD/1ha trở lên, hoặc những dự án thu hút dưới 400 lao động/1ha sẽ được ưu tiên.

Từ hai tiêu chí trên, các nhà đầu tư sẽ phải đi sâu vào công nghệ.

Theo đó, với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị thấp sẽ khó có thể đáp ứng được các tiêu chí trên. Đây cũng là một giải pháp giúp sàng lọc được cơ bản những nhà đầu tư sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, thay vào đó buộc nhà đầu tư phải chú trọng vào công nghệ cao và tự động hóa nhiều hơn.

Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phụ trợ trong nước có cơ hội tham gia sâu hơn vào dây chuyền sản xuất của họ, Bắc Giang cũng có những yêu cầu cụ thể đối với các nhà đầu tư, ví dụ tỉ trọng công nghệ trong tổng mức đầu tư cũng phải tương ứng nhau.

Với những dự án có tỉ trọng công nghệ thấp, chủ yếu thiên về lắp ráp, gia công sẽ phải được xem xét rất kỹ hoặc sẽ không được lựa chọn.

Với những yêu cầu nói trên, các dự án đạt tiêu chuẩn sẽ được Bắc Giang xem xét ưu tiên hỗ trợ về cơ chế phụ trợ như: lao động, đưa đón chuyên gia...", ông Cường cho biết thêm.

Nói thêm về việc này, ông Vũ Đức Quyết - nguyên Giám đốc Sở Công thương Bắc Ninh cho biết, việc Foxconn chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam là tín hiệu tốt.

Nhìn từ góc độ thu hút đầu tư, thì việc chuyển dịch trên là do nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm, tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đó là xu hướng tốt, Việt Nam nên chào đón và tận dụng cơ hội đẩy mạnh phát triển trong nước.

Vì thế, việc cần làm của Việt Nam là phải chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện thuận lợi nhất để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Quan trọng nhất là phải làm sao để việc chào đón đó mang lại hiệu quả cao nhất cho ngành sản xuất trong nước.

Muốn làm được như vậy, ông Quyết cho rằng cần phải trở lại bài toán cơ bản, đó là chuẩn bị tốt về hạ tầng, bổ sung chính sách cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Tiếp theo là chuẩn bị tốt khâu nhân lực; nâng cao năng lực, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng là tăng cường công tác quản trị, quản lý nhà nước cho thuận lợi, hiệu quả, thông thoáng.

Tuy nhiên, ông Quyết cũng nói thêm, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn trong giai đoạn căng thẳng, xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc là tất yếu. Đó là cơ hội của Việt Nam, nhưng trong bối cảnh đó, người ta sẽ dễ lầm tưởng tới một xu hướng chuyển dịch dây chuyền công nghệ quá cũ kỹ, lỗi thời từ nước ngoài về Việt Nam.

Vì vậy, để việc thu hút hiệu quả hơn trong bối cảnh mới thì ngoài những tiêu chí, tiêu chuẩn đã nói ở trên cũng cần phải đặt ra những tiêu chí đánh giá công nghệ khi nhập khẩu Việt Nam rất chặt chẽ. Khi có những tiêu chí đánh giá cụ thể về kỹ thuật sẽ buộc nhà đầu tư phải bổ sung, đầu tư mới.

"Đó là vấn đề cơ bản nhất để giúp giải quyết những mối lo về rào cản công nghệ, kỹ thuật", ông Quyết nói.


Lam Lam

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.