Chuyên mục
Vụ tấn công tàu chở dầu: 'Cú tát' vào quan hệ Iran-Trung Quốc
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vụ tấn công tàu chở dầu: 'Cú tát' vào quan hệ Iran-Trung Quốc

Thứ bảy 15/06/2019 10:03 GMT + 7
Sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman, đối tác thương mại lớn nhất của Iran là Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực phải suy nghĩ lại về mối quan hệ này.

Tờ South China Morning Post cho hay, một ngày sau vụ tấn công, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ thúc đẩy mối quan hệ với Iran, tuy nhiên tình hình đã thay đổi, bình luận được đưa ra trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rowhani bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Kyrgyzstan. 

Iran từ lâu đã trông cậy vào sự hỗ trợ từ Trung Quốc, chiếm đến 30% xuất nhập khẩu của nước cộng hòa Hồi giáo này. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc sẵn sàng thách thức Mỹ là một canh bạc khiến Iran phải thân Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Iran Hassan Rowhani. Ảnh: AFP

Theo ông Mohsen Shariatinia, Phó Giáo sư nghiên cứu khu vực tại Đại học Shahid Beheshti ở Tehran, Bắc Kinh đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sức ép của Mỹ đối với Iran.

Tuy nhiên việc thân với Trung Quốc sẽ bị đặt dấu hỏi khi cường quốc này ngày càng bị cản trở bởi những vấn đề của chính họ.

Đứng đầu trong số các vấn đề đau đầu của Bắc Kinh là cuộc chiến thương mại với Washington và cuộc tấn công vào Huawei – gã khổng lồ 5G của họ. Bắc Kinh cũng sẽ nhận thức rõ về sự cần thiết phải giữ gìn mối quan hệ với Ả Rập Saudi, nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của nước này và là đối thủ chính của Tổng thống Tehran.

Mặt khác, các nhà phân tích nói, Trung Quốc sẽ cảnh giác khi muốn bỏ rơi người bạn cũ của mình, vì làm như vậy sẽ gửi một thông điệp tới các quốc gia khác và với Washington rằng Trung Quốc không còn có thể được xem như một chiến lược đa dạng hóa.

Đặc biệt là, nếu bỏ rơi Iran, một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây, Sáng kiến Vành đai và Con đường, sẽ bị đặt một dấu hỏi.

Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã lên đỉnh điểm trong những tuần gần đây, sau khi chính quyền Trump hồi tháng trước chấm dứt miễn trừ các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia nhập khẩu dầu Iran, một động thái mà ông Rowhani đã mô tả như một cuộc chiến kinh tế chống lại Iran.

Cho đến nay, Trung Quốc đã giúp Iran thoát khỏi thế cô lập khi tiếp tục mua nhiên liệu từ nước này bất chấp làn sóng trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với dầu Iran theo quyết định của ông Trump.

Một phần nguyên nhân khiến Trung Quốc ủng hộ Iran xuất phát từ vị trí chủ chốt của đất nước Hồi giáo này trong kế hoạch Vành đai và Con đường. Chỉ riêng năm 2017, Trung Quốc đã ký thỏa thuận đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 15 tỷ USD của Iran, theo China Daily.

Các dự án theo kế hoạch bao gồm các tuyến đường sắt tốc độ cao, nâng cấp lên lưới điện quốc gia và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. Hai quốc gia cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy thương mại song phương lên 600 tỷ USD trong bảy năm tới.

Kim Nguyên
Nguồn: plo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.