Chuyên mục
Truyền thông Pháp đưa chính trị gia “vô danh” Macron thành tổng thống thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Truyền thông Pháp đưa chính trị gia “vô danh” Macron thành tổng thống thế nào?

Thứ hai 08/05/2017 08:04 GMT + 7
Ứng viên độc lập Emmanuel Macron đã đắc cử Tổng thống Pháp. Chiến thắng này có sự đóng góp không nhỏ của giới truyền thông. Truyền thông Pháp đã giúp một người chưa có dấu ấn chính trị nào đáng kể như ông Macron lên làm Tổng thống Pháp.

Khi cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đang diễn ra, trên mạng xã hội, nhiều cử tri Pháp ủng hộ các đối thủ của ông Macron tỏ ra rất tức giận với các phương tiện truyền thông chính thống. Các thuật ngữ như "Merdias" (từ ghép giữa "phương tiện truyền thông" với "chất thải") và "journalopes" (từ ghép giữa “báo chí” và “nhếch nhác”) trở nên phổ biến trong các cuộc thảo luận về báo chí trên mạng xã hội. Tại sao lại như vậy? Có lẽ là vì các phương tiện truyền thông Pháp đã ưu ái ông Marcon hơn hẳn những ứng cử viên khác.

Truyền thông Pháp đã rất ưu ái cho tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Nhà xã hội học Alain Accardo, giảng viên cấp cao tại Đại học Bordeaux 3 lập luận rằng, các nhà báo hầu hết là những người thuộc tầng lớp trung lưu, do đó họ sẽ thiên vị ứng cử viên mà họ nghĩ rằng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ. Theo ông Accardo, các nhà báo không phải là con rối của những cổ đông giàu có, cũng không có kế hoạch truyền bá thông tin sai lạc hoặc giả mạo. Tuy nhiên, ông tin rằng tất cả họ đều có chung quan điểm về việc ủng hộ ông Macron. Điều đó được chứng minh trong cách báo chí Pháp đưa tin một cách đồng loạt và thống nhất về "hiện tượng Macron".

Theo giới phân tích, truyền thông Pháp đã rất thành công khi đưa ông Macron trở thành ứng viên tổng thống nổi bật. Cách đây ba năm, ông Macron vẫn là một chính trị gia vô danh. Thậm chí, theo BBC, cách đây một năm, ông vẫn chỉ là thành viên chính phủ của một trong những tổng thống ít được yêu mến nhất trong lịch sử nước Pháp. Không chỉ dừng lại ở đó, truyền thông còn góp phần không nhỏ trong việc đưa ứng cử viên nổi bật đó vượt qua ứng viên sáng giá Marine Le Pen để thành Tổng thống Pháp.

Các bài báo, các chương trình truyền hình đều thống nhất khắc họa ông Macron là một ứng cử viên đáng tin cậy, có thể đoàn kết tất cả các nguồn lực bất chấp sự chia rẽ đảng phái lâu đời. Trong quá khứ, một ứng viên độc lập thường nhanh chóng bị lu mờ bởi những ứng viên nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng từ các đảng cầm quyền truyền thống. Nhưng điều đó đã không thể xảy ra với ông Macron, dù ông là người ít kinh nghiệm hơn nhiều so với các đối thủ, là nhờ nhiều vào giới truyền thông.

Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ứng viên đảng Les Républicains (François Fillon) có dính bê bối liên quan đến ngân sách công. Trong khi đó, ứng viên Benoit Hamon của đảng Xã hội (Parti Socialiste) lại có chiến dịch tranh cử tẻ nhạt cũng như không nhận được sự ủng hộ của hầu hết những người thuộc đảng mình.

Trong khi đó, bà  Marine Le Pen, ứng cử viên sáng giá nhất lại có quan điểm quá khích về người nhập cư, về sự thắt chặt biên giới, về việc đưa nước Pháp ra khỏi khối liên minh châu Âu. Nhiều người Pháp lo ngại trước viễn cảnh một vị Tổng thống cực hữu tiềm tàng gây bất ổn và chia rẽ nếu bà Le Pen lên cầm quyền. Do vậy, dẫu bà đã vận hành một chiến dịch tranh cử hiệu quả cao, nhưng lại nhận về tỷ lệ ủng hộ sụt giảm dần.

Không cần đưa thông tin sai lệch, truyền thông Pháp đã nhấn mạnh vào thực tế đó. Thậm chí, khi cuộc bầu cử đang ở giai đoạn quan trọng, nhiều tờ báo lớn của Pháp còn đưa tin về việc các cơ quan điều tra đã đệ đơn lên Nghị viện châu Âu, truất quyền miễn trừ đối với bà Le Pen vì cho rằng bà có dính líu tới vấn đề trao việc giả, trả lương thật cho nhân viên của mình.

Bên cạnh việc nhấn mạnh vào những điểm yếu của các ứng viên khác, truyền thông Pháp còn xây dựng ông Emmanuel Macron như một vị cứu tinh của người Pháp. Dưới ngòi bút của các phóng viên Pháp, ông Macron nổi bật với những nét trẻ trung, đầy tham vọng và tài năng. Truyền thông Pháp cũng giúp ông Macron truyền tải thông điệp rằng ông không phải là một Francois Hollande khác mà là một người có thể làm hài lòng những cử tri đang khát khao những điều mới mẻ.

Chuyên gia Marc-Olivier Padis thuộc tổ chức cố vấn Terra Nova ở Paris nhận định: "Có một thái độ bi quan, thậm chí là quá bi quan ở Pháp, và ông ấy đã xuất hiện với một thông điệp rất lạc quan, tích cực. Ông ấy trẻ, tràn đầy năng lượng. Ông ấy không cần giải thích mình sẽ làm gì cho nước Pháp, mà nói về cách thức tạo ra cơ hội cho mọi người. Ông ấy là người duy nhất có thông điệp kiểu này".

Thậm chí, dưới sự trợ giúp của truyền thông Pháp, ông Macron đã được đẩy lên thành một cơn sốt trên mạng xã hội. Nhiều người so sánh ông với Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi cả hai đều trẻ, đẹp trai và đầy nhiệt huyết. Việc báo chí tập trung vào chuyện tình đặc biệt giữa ông Macron và người vợ hơn ông 24 tuổi cũng giúp ông Macron giành thêm nhiều “điểm cộng” của cử tri Pháp.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.