Chuyên mục
Trung Quốc chính thức tung giải pháp 12 điểm cho xung đột Nga-Ukraine, nội dung gồm những gì?

Trung Quốc chính thức tung giải pháp 12 điểm cho xung đột Nga-Ukraine, nội dung gồm những gì?

Thứ sáu 24/02/2023 10:56 GMT + 7

Ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố giải pháp chính trị gồm 12 điểm nhằm giải quyết xung đột Nga-Ukraine, vốn bắt đầu bước sang năm thứ 2 mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

 

Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên ủng hộ Nga-Ukraine nối lại đối thoại.

(Nguồn: Atlantic Council)

 

Trung Quốc đã đưa ra những nhận định trong kế hoạch 12 điểm về "giải pháp chính trị" cho cuộc khủng hoảng, trong đó kêu gọi Nga-Ukraine tiến hành các cuộc hòa đàm sớm nhất có thể, đồng thời khuyến cáo không được sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: "Tất cả các bên cần ủng hộ Nga và Ukraine làm việc theo cùng một hướng và nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt. Không được sử dụng vũ khí hạt nhân và không được tiến hành các cuộc chiến tranh hạt nhân. Mối đe dạo hay việc sử dụng vũ khí hạt nhân cần được loại trừ".

Trung Quốc cũng khẳng định sẽ nỗ lực và đóng vai trò xây dựng trong việc giúp Nga-Ukraine nối lại hòa đàm và hỗ trợ tái thiết quốc gia Đông Âu.

Nội dung của kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc bao gồm:

Tôn trọng chủ quyền của các nước: Cần công nhận và tuân thủ nghiêm tắc Luật pháp quốc tế, trong đó có các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).

Bên cạnh đó, cần bảo vệ hiệu quả chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải bởi tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế.

Tất cả các bên nên cùng nhau duy trì các chuẩn mực cơ bản chi phối quan hệ quốc tế và bảo vệ sự công bằng và công lý quốc tế. Cần thúc đẩy việc áp dụng bình đẳng và thống nhất luật pháp quốc tế, đồng thời bác bỏ các tiêu chuẩn kép.

Từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh: An ninh của một quốc gia không thể đạt được bằng cách đánh đổi an ninh của các quốc gia khác. An ninh khu vực không thể đạt được bằng cách củng cố hoặc thậm chí mở rộng các khối quân sự. Cần xem xét nghiêm túc và thỏa đáng các lợi ích an ninh hợp pháp và quan ngại của tất cả các quốc gia.

Khẳng định không có giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp, Bắc Kinh kêu gọi tất cả các bên nên tuân theo tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững, đồng thời lưu ý đến hòa bình và ổn định lâu dài của thế giới, giúp tạo nên một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững.

Ngừng chiến sự: Xung đột và chiến tranh không mang lại lợi ích cho ai, vì vậy, tất cả các bên phải duy trì lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngày càng xấu đi hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát.

Quốc tế cần ủng hộ Nga và Ukraine nối lại đối thoại trực tiếp càng nhanh càng tốt để dần dần hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.

Nối lại hòa đàm: Đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Cần khuyến khích và hỗ trợ tất cả nỗ lực có lợi cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.

Cộng đồng quốc tế nên cam kết thực hiện cách tiếp cận đúng đắn trong việc thúc đẩy đàm phán vì hòa bình, giúp đỡ các bên xung đột mở ra cánh cửa cho một giải pháp chính trị càng sớm càng tốt, đồng thời tạo điều kiện và nền tảng cho việc nối lại đàm phán.

Giải quyết khủng hoảng nhân đạo: Kêu gọi khuyến khích và hỗ trợ tất cả các biện pháp có lợi để giảm bớt khủng hoảng nhân đạo, theo Bắc Kinh, các hoạt động nhân đạo phải tuân theo các nguyên tắc trung lập và không thiên vị cũng như không nên bị chính trị hóa.

Cần bảo vệ hiệu quả sự an toàn của dân thường trong khi thiết lập các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi các vùng xung đột.

Liên hợp quốc cần được hỗ trợ trong việc đóng vai trò điều phối trong việc chuyển viện trợ nhân đạo tới các khu vực xung đột.

Bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh (POW): Các bên trong cuộc xung đột nên tuân thủ nghiêm ngặt luật nhân đạo quốc tế, tránh tấn công dân thường hoặc các cơ sở dân sự, bảo vệ phụ nữ, trẻ em và các nạn nhân khác của cuộc xung đột, đồng thời tôn trọng các quyền cơ bản của tù binh.

Trung Quốc ủng hộ việc trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mục đích này.

Bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân: Trung Quốc khẳng định phản đối các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân hoặc các cơ sở hạt nhân hòa bình khác.

Nước này cũng kêu gọi tất cả các bên tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước về an toàn hạt nhân (CNS) và kiên quyết tránh các tai nạn hạt nhân do con người gây ra.

Bắc Kinh bày tỏ ủng hộ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy sự an toàn và an ninh của các cơ sở hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Giảm rủi ro chiến lược: Cần phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân và chiến tranh hạt nhân. Ngăn chặn phổ biến hạt nhân và tránh khủng hoảng hạt nhân.

Trung Quốc bày tỏ phản đối việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng vũ khí hóa học và sinh học của bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc: Tất cả các bên cần thực hiện Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và LHQ ký kết một cách đầy đủ, hiệu quả và cân bằng.

Ủng hộ LHQ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, Trung Quốc cũng cho rằng, sáng kiến hợp tác về an ninh lương thực toàn cầu do Bắc Kinh đề xuất cung cấp một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương bởi những áp lực tối đa này không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây ra những vấn đề mới.

Trung Quốc cũng tuyên bố phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của Hội đồng Bảo an LHQ, đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan nên ngừng lạm dụng các biện pháp đó cũng như “quyền tài phán dài hạn” đối với các quốc gia khác.

Giữ ổn định chuỗi cung ứng và công nghiệp: Tất cả các bên nên nghiêm túc duy trì hệ thống kinh tế thế giới hiện tại và phản đối việc sử dụng nền kinh tế thế giới như một công cụ hoặc vũ khí cho các mục đích chính trị.

Cần có những nỗ lực chung để giảm thiểu tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng và ngăn chặn nó làm gián đoạn hợp tác quốc tế về năng lượng, tài chính, thương mại lương thực và vận tải cũng như phá hoại sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Thúc đẩy tái thiết sau xung đột: Cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái thiết tại các khu vực xung đột.

Hà Thu

Nguồn: baoquocte.vn
28 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.