Chuyên mục
Thủ tướng Việt Nam sẽ dự Thượng đỉnh BRICS tại Brazil

Thủ tướng Việt Nam sẽ dự Thượng đỉnh BRICS tại Brazil

Thứ sáu 04/07/2025 06:24 GMT + 7

Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025.


© Sputnik / Anton Denisov.

 
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có nhiều hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4-8/7/2025.


Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025


Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du Brazil và dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025.


Chuyến công du của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam và phu nhân diễn ra ra theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.


“Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4 đến ngày 8/7/2025”, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận.


Trước đó, hồi tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng (BRICS+) ở Kazan, Liên bang Nga.


Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Tổng thống Brazil Lila da Silva cũng đã mời Việt Nam dự Thượng đỉnh BRICS và Hội nghị LHQ về biếnđổi khí hậu (COP30) do Brazilđăng cai tổ chức.


Việt Nam trở thành quốc gia đối tác của BRICS


Như Sputnik đã thông tin, Brazil, quốc gia chủ tịch luân phiên của BRICS xác nhận Việt Nam đã trở thành Nước Đối tác thứ 10 của nhóm BRICS cùng với Thái Lan, Belarus, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Nigeria, Uganda và Uzbekistan.


Cần nhắc lại rằng, quy chế “Nước đối tác” được thiết lập tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS XVI ở Kazan, Nga (tháng 10 năm 2024) dành cho các quốc gia chưa phải thành viên chính thức của BRICS nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ từ các nước thành viên.


Các nước “Đối tác” sẽ được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của các lãnh đạo BRICS và tham dự các cuộc thảo luận khác nếu có sự đồng thuận từ các quốc gia thành viên.


Hôm 14/6, trả lời báo chí, Bộ Ngoại giao xác nhận Việt Nam trở thành nước đối tác của BRICS.


Theo người phát ngôn Phạm Thu Hằng, trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, Việt Nam đã, đang và sẽ có những đóng góp thiết thực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương, qua đó đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Cùng với việc tham gia tích cực vào các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) mở rộng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)…, Việt Nam trở thành nước đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.


“Điều này cũng khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, bà Hằng tuyên bố.


Về BRICS


Nhóm BRICS gồm 10 quốc gia thành viên: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tiền thân của BRICS là nhóm BRIC, được thành lập vào năm 2009 bởi 4 nước gồm Nga, Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc, với sáng kiến từ Nga. Đến năm 2010, Nam Phi gia nhập, chính thức đổi tên thành BRICS.


Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột, gồm chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân. Ngày 1/1/2024, BRICS kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và UAE. Gần đây nhất, Indonesia trở thành thành viên chính thức vào ngày 7/1/2025.


Ngày 24/10/2024, BRICS mời 13 quốc gia trở thành đối tác, bao gồm Việt Nam, Algeria, Belarus, Bolivia, Cuba, Indonesia, Kazakhstan, Malaysia, Nigeria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda và Uzbekistan. Các quốc gia đối tác được tham gia các sáng kiến của BRICS và hưởng lợi từ các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại.


Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác từ ngày 13/6/2025. Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng ở Kazan, Nga (23-24/10/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Việt Nam đang nghiên cứu các quy chế của BRICS để đánh giá khả năng tham gia sâu hơn, dựa trên lợi ích và điều kiện quốc gia.

 

BRICS chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới, được xem là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng thương mại gia tăng.


Với hơn 40 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập, BRICS ngày càng khẳng định vai trò như một diễn đàn thay thế cho các thể chế do phương Tây chi phối.


Trong tuyên bố mới đây, Trung Quốc hoan nghênh việc Việt Nam trở thành nước đối tác của BRICS. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh sự tham gia của Việt Nam vào hợp tác BRICS không chỉ có lợi cho sự phát triển của nước mình mà còn phù hợp với lợi ích chung của các nước BRICS và Nam bán cầu.


Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn, Bắc Kinh tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực cho cơ chế BRICS.


“Đại gia đình BRICS chào đón một nước đối tác mới, điều đó có nghĩa là tính đại diện của cơ chế BRICS đã được mở rộng hơn nữa, với sức hấp dẫn và tầm ảnh hưởng được thể hiện rõ hơn”, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ.

Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.