Chuyên mục
Sự cố AirAsia và bản lĩnh xử lý khủng hoảng của Joko Widodo
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sự cố AirAsia và bản lĩnh xử lý khủng hoảng của Joko Widodo

Thứ ba 06/01/2015 04:52 GMT + 7
Trong chiến dịch tranh cử vào vị trí tổng thống năm rồi, Joko Widodo đã hứa sẽ mang đến một Indonesia tươi sáng và vững chắc hơn về tài chính.


Ngay sau đó, ông cùng nội các của mình đã phải đối diện với khủng hoảng quốc tế đầu tiên khi máy bay QZ8501 của AirAsia bị rơi vào sáng 28/12. Và ông đang từng bước hiện thực hoá lời hứa của mình.

Cách ứng phó với khủng hoảng nói lên rất nhiều điều, và Widodo đã cho thấy bản lĩnh của mình sau sự cố máy bay nói trên.

Khi các hãng truyền thông đưa tin báo vào ngày 28/12 rằng chiếc Airbus A320 chở 162 hành khách đang bay từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore đột ngột mất tích, Widodo đã ngay lập tức đứng ra điều phối nỗ lực tìm kiếm và giải cứu nạn nhân, yêu cầu bản tường trình về hệ thống an toàn hàng không và kêu gọi các tổ chức nghiên cứu khí tượng cung cấp thêm thông tin về thời tiết để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.

Chính quyền Widodo cũng thường xuyên cập nhật thông tin cho công chúng và Widodo đã kêu gọi được sự hỗ trợ tìm kiếm từ các quốc gia Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Úc và cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Cách đón những chiếc tàu quân sự của Mỹ và Trung Quốc đến vùng biển của Indonesia đã cho thấy sự tự tin của Widodo trong vai trò lãnh đạo cuộc tìm kiếm.

Widodo là tổng thống thứ 5 kể từ sau khi chính quyền Suharto sụp đổ vào năm 1998, nhưng là vị tổng thống đầu tiên không có danh thế "hoàng tộc" điều hành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Bloomberg nhận định.

Vì Widodo không phải là thành viên của một gia đình danh thế hay trưởng thành từ quân đội nên ông không bị kiềm kẹp bởi những lợi ích nhóm mà tập trung đưa kinh tế Indonesia tăng trưởng 5% trong năm qua. Điều này là lợi thế cho Widodo để từng bước tháo gỡ những dấu vết còn sót lại trong suốt 32 năm trị vì của Suharto, giúp xây dựng và gia tăng sự cạnh tranh cho Indonesia.

Là thành viên chính phủ tại Jakarta từ năm 2012, Widodo đã tạo ra những bước tiến lớn về minh bạch tại Indonesia. Ông đã trực tuyến hóa toàn bộ quy trình chi tiêu ngân sách quốc gia và thu thuế. Hiện ông đang tiếp tục mở rộng các dịch vụ điện tử trong quy trình hoạt động hành chính tại Indonesia nhằm giảm thiểu khả năng tham nhũng và nâng cao hiệu quả trong xử lý công việc.

Widodo cũng mở rộng cửa cho quy trình cấp giấy phép để phát triển ngành công nghiệp hạ tầng, khai khoáng và trồng trừng. Những nỗ lực này của Widodo nhằm vào mục tiêu làm sạch môi trường kinh doanh và chính sách chính trị của quốc gia.

Trước khi tổng thống tiền nhiệm, Susilo Bambang Yudhoyono thực hiện những bước đi đầu tiên để xử lý vấn nạn tham nhũng thì Indonesia đã đứng thứ 22 trong danh sách các quốc gia có nhận thức cao về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Trong danh sách này Indonesia đứng sau Ấn Độ.

Những nỗ lực hiện tại của Widodo là điều chính phủ Indonesia cần để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Widodo cũng quan tâm đến việc chuyển hướng nguồn lợi nhuận khan hiếm của nền kinh tế để đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và xóa đói giảm nghèo.

Sự cởi mở và quyết đoán của Widodo trong việc xử lý trường hợp của máy bay QZ8501 đã mang thêm lý do để người dân Indonesia tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn cho đảo quốc này.

LÂM NGHI
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

AirAsia sẽ bồi thường hàng triệu USD cho nạn nhân QZ8501

Như nhiều tai nạn máy bay khác, thảm họa QZ8501 của AirAsia cũng có nhiều vấn đề về việc đền bù cho gia đình các nạn nhân. Ước tính sơ bộ tổng tiền bồi thường khoảng 200 triệu USD.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và CEO hãng hàng không AirAsia.

Các công ước quốc tế cũng góp phần quan trọng trong việc đền bù này. Gia đình nạn nhân cũng có thể yêu cầu được bồi thường nhiều hơn thông qua tòa án và nơi tiếp nhận đơn tố tụng cũng có ảnh hưởng tới quyết định bồi thường.

Máy bay mang số hiệu QZ8501 của AirAsia chở 162 người, cất cánh từ Indonesia đã gặp nạn trên biển Java khi đang trên đường đến Singapore ngày 28/12/2014. Nguyên nhân xảy ra tai nạn đến nay vẫn chưa được làm rõ. Người ta bắt đầu phát hiện các mảnh vỡ của máy bay trên biển và trục vớt các thi thể từ ngày 30/12.

Quá trình bồi thường có thể sẽ còn kéo dài. Với trường hợp MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích từ tháng 3/2014, gia đình các nạn nhân đã nhận được một khoản trả trước nhưng rốt cuộc tổng số tiền bồi thường vẫn chưa giải quyết xong.

Gia đình các nạn nhân của QZ8501 có thể mong đợi điều gì?


Các chuyên gia về luật cho biết hiện vẫn còn quá sớm để quyết định những người còn sống trong vụ AirAsia sẽ được đền bù bao nhiêu.

Các hãng bảo hiểm thường là đơn vị đứng ra thanh toán, sử dụng một loạt các yếu tố trong tính toán của mình. Thể thức tính toán khoản tiền đền bù bao gồm những đau đớn mà người trên máy bay phải chịu đựng, cũng như tuổi tác, người nhà và khả năng thu nhập của họ.

"Thật khó để tính toán tổng tiền đền bù nhưng mức trung bình trên thế giới là 2 hoặc 3 triệu USD mỗi hành khách - một khoản tiền vừa phải”, Peter Schmitz từ công ty bảo hiểm Aon cho biết.

Ông Schmitz cũng ước tính sơ bộ tổng tiền bồi thường khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng dự đoán này còn có thể thay đổi khoảng 100 triệu USD khi nhận được thêm thông tin về hành khách và tai nạn.

Các chi phí này thường do một số công ty bảo hiểm chi trả vì một thủ tục gọi là tái bảo hiểm. Về cơ bản, rủi ro mà một công ty phải thanh toán một khoản lớn sẽ dàn trải cho nhiều hãng bảo hiểm. Với trường hợp của AirAsia 8501, hãng bảo hiểm khổng lồ Allianz của Đức là đơn vị tái bảo hiểm chính.

Công ước sẽ hoạt động như thế nào?

Quá trình trục vớt thi thể các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501.

Công ước quốc tế Montreal đã tạo nên một hệ thống trách nhiệm pháp lý hàng không đối với những người bị thương và thiệt mạng. Nó đảm bảo mức bồi thường thấp nhất cho các gia đình, như hiện nay là khoảng 174.000 USD.

Nhưng Công ước Montreal chỉ có hiệu lực với những nước đã phê chuẩn. Còn Indonesia - điểm khởi hành của QZ8501 lại chưa từng ký Công ước này.

Luật sư hàng không Brian Alexander đã giải thích rằng kể từ khi Singapore tham gia vào Công ước Montreal năm 1999, bất cứ hành khách nào đi hay đến Singapore đều sẽ được bảo đảm.

Indonesia lại phê chuẩn một thỏa thuận ra đời sớm hơn - Công ước Warsaw tuy nhiên thỏa thuận này lại đề nghị mức chi phí thấp hơn Công ước Montreal.

Tuy nhiên, AsiaAir có thể quyết định thanh toán cao hơn và vượt ngoài phạm vi cả hai công ước, có lẽ để không bị kiện gây ra thiệt hại nhiều hơn.

Thực tế, CEO của AsiaAir Tony Fernandes đã nói với truyền thông rằng họ sẽ trả một khoản hỗ trợ tài chính và không nấp sau bất cứ công ước nào. Nhưng họ cũng không bình luận thêm về vấn đề bồi thường.

Vụ việc sẽ kết thúc ở tòa án Mỹ?

Gia đình có thể kiện nhà sản xuất hàng không hay một bên thứ ba khác nếu có bằng chứng hỗ trợ vụ việc. Nơi tiếp nhận đơn từ có thể sẽ là thay đổi được mức bồi thường thiệt hại.

Một tòa án ở Mỹ có thể đưa ra mức bồi thường công bằng cho sự mất mát của một cặp đôi khoảng vài triệu USD, nhưng một tòa án ở Indonesia chỉ đưa ra mức bồi thường thấp hơn rất nhiều.

Vì cả đơn vị vận tải và sản xuất đều không phải là công ty của Mỹ, và cũng không có hành khách nào được nhận dạng là công dân nước này nên vụ thảm họa sẽ không được đưa ra ở tòa án Mỹ, các chuyên gia nhận định.

Nhưng nếu Mỹ có một mối liên hệ nào đó, ví dụ, nếu một chi tiết của máy bay được cho là nguyên nhân gây ra tai nạn mà do Mỹ chế tạo, điều này có thể mở ra cánh cửa vào hệ thống luật pháp Mỹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Huỳnh Linh (lược dịch)
Nguồn: Infonet

26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.