Chuyên mục
Sau ASEAN, ô tô nhập khẩu từ EU và Nga sẽ 'bùng nổ' tại Việt Nam?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sau ASEAN, ô tô nhập khẩu từ EU và Nga sẽ 'bùng nổ' tại Việt Nam?

Thứ hai 01/07/2019 16:29 GMT + 7
Sau Thái Lan và Indonesia, rất có thể ô tô EU và ô tô Nga sẽ "đổ bộ" thị trường Việt Nam.

Tính tới hết năm 2018, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chủ yếu từ 2 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan và Indonesia, chiếm 89% tổng số ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu. 11% còn lại thuộc về một số thị trường nhập khẩu ô tô truyền thống như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hoặc châu Âu.

Tuy nhiên, trong tương lai dài hạn (7 - 10 năm), rất có thể, Liên minh châu Âu (EU) và Nga sẽ trở thành tâm điểm của thị trường ô tô trong nước nhờ được giảm thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu giảm xuống 0%, ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia đổ bộ Việt Nam

Nếu như trước năm 2016, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chủ yếu từ hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc thì chỉ sau 2 - 3 năm, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia đã vượt lên mạnh mẽ.

Thuế nhập khẩu giảm xuống 0% khiến ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia bùng nổ.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 26.742 xe từ Trung Quốc, đứng vị trí số 1 trong số các thị trường nhập khẩu ô tô. Các dòng ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 với 26.000 xe, Ấn Độ đứng thứ 3 với 25.000 xe, Thái Lan đứng thứ 4 với 24.990 chiếc. Các thị trường tiếp theo là Nhật Bản với hơn 6.000 xe, Mỹ và Indonesia hơn 3.000 xe, Đức hơn 2.500 xe…

Trong khi đó, tính tới hết năm 2018, 89% ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đến từ Thái Lan và Indonesia, vượt qua các thị trường nhập khẩu cũ như Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, 55.634 chiếc được nhập từ Thái Lan và 17.146 xe được nhập từ thị trường Indonesia. 

Điều này có được nhờ chính sách giảm thuế nhập khẩu xuống 0% kể từ ngày 1/1/2018, theo lộ trình cam kết của Hiệp định thương mại nội khối ASEAN (AFTA).

Ô tô nhập khẩu từ EU miễn thuế trong 10 năm tới

Ngày 30/6, Hiệp định EVFTA và IPA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU chính thức được ký kết tại Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Hiệp định này là đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Trong lộ trình 7 - 10 năm tới, thuế nhập khẩu ô tô, xe máy (tùy từng phân khúc) cũng như linh kiện ô tô từ EU sẽ giảm và tiến tới miễn thuế xuống 0%.

Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Đối với mặt hàng ô tô, xe máy xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm.

Được biết, mức thuế nhập khẩu hiện nay đang được áp dụng lên tới 70%. Vì vậy, trong lộ trình 7 - 10 năm tới, thuế nhập khẩu ô tô, xe máy (tùy từng phân khúc) cũng như linh kiện ô tô từ EU sẽ giảm và tiến tới miễn thuế xuống 0%.

Trong số các hãng xe EU, có thể kể tới Mercedes-Benz, BMW, Audi, Porches, Volkswagen (xe Đức); Peugeot, Bugatti (Pháp); Ducaiti, Ferrari, Fiat... (Ý).

Ô tô Nga miễn thuế đang về Việt Nam

Theo Vietnamnet, ngày 23/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với phía Nga về việc Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy việc thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam (nghị định thư hợp tác về ô tô với Liên bang Nga). Nội dung buổi họp là trao đổi về những nội dung do phía Nga đề xuất để tạo điều kiện thực thi Nghị định.

Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế 2.550 xe nguyên chiếc và 13.500 bộ phụ tùng lắp ráp ô tô trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường. 

Một là, danh mục bộ linh kiện SKD. Hai là, miễn kiểm tra theo lô đối với ô tô nhập khẩu theo hạn ngạch và trong thời hạn của Nghị định thư. Ba là, cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc trong năm 2019 trong khi chờ Kế hoạch sản xuất phê duyệt. Bốn là, đàm phán Nghị định thư sửa đổi để lùi mốc thời gian đầu về yêu cầu nội địa hóa.

Một số thương hiệu ô tô Nga nổi tiếng như Kamaz, GAZ, UAZ... sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.

Trước đó, những thông tin về việc hợp tác với Nga về sản xuất ô tô ở Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý. Cụ thể ngày 27/12/2017, tại trụ sở Bộ Công thương đã diễn ra lễ ký kết Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư (Nghị định thư) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Nghị định thư sửa đổi, Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế 2.550 xe nguyên chiếc và 13.500 bộ phụ tùng lắp ráp ô tô trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường.

Việt Vũ
Nguồn: vtc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.