Chuyên mục
Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn

Thứ ba 21/07/2015 12:58 GMT + 7
Người Nga đầu tiên đến Việt Nam khó biết là ai, nhưng Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn: Thái tử Nikolai II, vị Sa hoàng cuối cùng của dòng họ trị vị Nga suốt 300 năm, bị giết ngày 17.7.1918. 


Hoàng tử Nikolai II ở Nhật năm 1891

Sa hoàng Nga cuối cùng từng đến Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19, trở thành chính khách Nga đầu tiên tới Việt Nam.

Cuối năm 1890, vua cha là Sa hoàng Alexander III nghĩ đến việc “đào tạo bồi dưỡng” người kế nghiệp, bèn đưa thái tử “đi thực tế” khắp thiên hạ.

Thái tử Nikolai phụng mệnh, lên chiến hạm Pamiat Azova viễn du vòng quanh thế giới. Đó là chuyến thực tập sau khi thái tử vừa tốt nghiệp Học viện sĩ quan cận vệ, đồng thời hoàn thành chương trình học khoa nhân văn của trường Đại học Tổng hợp quốc gia.

Chuyến viễn du nhằm hai mục đích: vừa làm quen với công việc ngoại giao, tìm hiểu các nước, vừa thử thách sức lực và tôi luyện ý chí cho người sau này sẽ làm vua.

Thống đốc Nam Kỳ Daniel đón tiếp Thái tử Nilolai tại Sài Gòn. Tháng 1. 1891, ông này nhận thông báo từ Paris, long trọng đón tiếp, với tổng chi phí được phê chuẩn 15.000 đồng Đông Dương, một khoản tiền khổng lồ thời đó.

Thái tử ngự trên soái hạm Pamiat Azova, với 5 hộ tống hạm, đi thăm các nước dọc bờ biển, từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, ghé nhiều bến cảng nổi tiếng ở Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan…

Ngày 28.3.1891, đoàn tàu tiến vào cửa sông Đồng Nai rồi cập bến cảng Sài Gòn.

Theo các tài liệu phía Nga còn lưu, khi Sa hoàng tương lai đặt bước chân đầu tiên lên cầu tàu, từ trên bờ 21 phát đại bác nổ vang rền. 

Tiếp đó, dàn kèn đồng quân nhạc cử quốc thiều Nga. Đoàn người ra đón đồng loạt hô to: “Nước Nga muôn năm!” và tiếng “Hoan hô!” vang lên như sấm dậy.

Thái tử Nikolai cùng Toàn quyền Đông Dương Piket duyệt đội danh dự gồm 100 thủy binh Pháp, sau đó lên xe có kỵ binh hộ tống theo đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) và đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) về Dinh Toàn quyền (nay là Bảo tàng Cách mạng TP.HCM).

Sài Gòn lúc đó giăng đèn kết hoa suốt ba ngày liền đón thượng khách.Báo chí Pháp tại Đông Dương và ở Paris rầm rộ đưa tin Sa hoàng tương lai ghé thăm Sài Gòn  và cho biết Thái tử Nikolai tỏ ra rất hài lòng về việc đón tiếp trọng thể, chu đáo.
 
Nhưng khi ghé qua Nhật, một sự cố xảy ra: Một kẻ vô chính phủ định ám sát Thái tử bằng con dao, nhưng mũi dao chỉ trượt qua trán. Thái tử thoát nạn nhờ người anh em họ là Hoàng tử George của Hy Lạp can thiệp kịp thời. Thái tử bực mình, sớm trở về St Petersburg.

Không biết điều này có ảnh hưởng hay là “điềm báo” gì, nhưng rõ là quan hệ Nga – Nhật sau này gặp nhiều song gió, cả chiến tranh và tranh chấp.

Năm năm sau chuyến thăm Sài Gòn, vào tháng 5.1896, Thái tử Nikolai kế vị ngai vàng, trở thành Sa hoàng Nikolai II, danh hiệu chính thức là Hoàng đế toàn Nga.

Ông tên thật là Nikolai Alexandrovich Romanov, sinh ngày 18.5.1868 tại Pushkin (Nga), theo đạo Chính thống.

Trước đây, các vua chúa châu Âu thường cưới gả con cho nhau. Nikolai là con cả của Sa hoàng Alexander III và Hoàng hậu Maria Fyodorovna (công chúa Dagmar của Đan Mạch).

Ông bà nội là Sa hoàng Alexander II và chánh thất Maximilienne Wihelmine Marie vùng Hesse trên sông Rhine (Đức). Ông bà ngoại là Vua Đan Mạch Christian IX và Hoàng hậu Louise vùng Hesse.

Nikolai là một người con rất mềm mỏng so với ông bố cứng rắn và hay đòi hỏi. Đó là lý do ông không được bố chuẩn bị cho nối ngôi.

Hoàng hậu ngoại tình với thầy bói Rasputin

Lớn lên, Nikolai yêu Công chúa Alix vùng Hesse trên sông Rhine, con gái của Đại quận công Ludwig IV (người Đức) và Công chúa Alice của Vương quốc Anh (con gái Nữ hoàng Anh Victoria với Hoàng thân Albert vùng Saxe – Coburg và Gotha).

Nhưng ông bố không chấp nhận chuyện tình này, tính ép duyên con trai với một công chúa dòng họ D’Orleans (Pháp) để củng cố quan hệ đồng minh mới thiết lập giữa Nga với nền Đệ tạm Cộng hòa Pháp.

Mãi đến khi tuổi cao sức yếu, bệnh liệt giường, vua cha sợ không có cháu đích tôn dòng tộc Romanov, mới đồng ý cho Nikolai lấy người ông yêu. Alix có vương hiệu là Hoàng hậu Alexandra Feodorovna.


Sa hoàng Nikolai II và hoàng hậu  

Mối quan hệ giữa Sa hoàng Nikolai II với Duma (Quốc hội Nga) không mấy tốt đẹp. Duma thứ nhất hay kiếm cớ sinh sự với tân vương.

Ban đầu Nikolai II quan hệ hữu hảo tương đối thoáng với Thủ tướng Sergei Witte, nhưng Hoàng hậu Alexandra không tin ông này. Thế là tình hình chính trị suy thoái, dẫn đến việc Sa hoàng giải tán Duma.

Thủ tướng Witte không thể giải quyết những vấn nạn trong công cuộc cải tổ nước Nga và triều đình, vào ngày 14.4.1906 ông viết thư xin từ chức.

Duma thứ hai được thành lập, nhưng cũng lại gặp những cảnh tương tự. Nhiều thế lực khác nổi lên lấn át vua. Sa hoàng và Thủ tướng chẳng nói với nhau nửa lời.
 
Hoàng hậu Alexandra sinh liền bốn công chúa rồi mới cho Sa hoàng một hoàng tử đặt tên là Alexei mắc bệnh chảy máu nội tạng (hemophilia). Thuở đó chứng bệnh này là nan y.

Trong tuyệt vọng, Hoàng hậu Alexandra tìm đến sự an ủi của thầy lang Rasputin. Lo chuyện chinh chiến, Sa hoàng giao việc điều khiển hậu phương cho vợ.

Là người gốc Đức nên Hoàng hậu Alexandra không đuợc lòng dân, trong khi Duma liên tục kêu gọi cải tổ chính trị. Họ đồn Hoàng hậu mê thầy lang Rasputin, báo giới đưa tin hoàng hậu lẹo tẹo với thầy lang.

Nổi giận, một tổ chức quý tộc Nga do Hoàng thân Felix Yusupov ra tay  giết Rasputin ngày 16.12.1916.

Lúc cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga kết thúc ngày 15.3.1917 (theo Dương lịch, tức tháng 2 theo lịch Nga cổ), Nikolai II bị buộc thoái vị, nhưng không nhường ngôi cho Thái tử Alexei, mà cho hoàng đệ là Đại quận công Mikhail Alexandrovich. Nhưng ông này không chịu nhận ngai vàng, nên ngôi vua để trống.

Sự thoái vị của Nikolai II và cuộc Cách mạng Tháng Mười đã kết thúc 3 thế kỷ cầm quyền của dòng họ Romanov tại Nga.

Trần Trí
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.