Chuyên mục
Mỹ không thể chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ không thể chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân Nga

Thứ năm 29/01/2015 02:45 GMT + 7
Một bước đột phá trong công nghệ tên lửa Nga khiến Mỹ không thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân Nga, nếu như xảy ra một cuộc chiến tranh, đó là phát biểu của phó Thủ tướng Nga Dmitry Ragozin phụ trách công nghiệp quốc phòng.


Tên lửa đạn đạo S-400 có thể mang đang đầu đạn hạt nhân của Nga

Tuyên bố hôm 26.1 của ông Ragozin với đài truyền hình nhà nước Rossiya 1 chỉ một ngày sau khi lãnh đạo NATO tuyên bố một cuộc họp thượng đỉnh trong tháng 2 tới, để bàn chiến lược đề phòng nỗi đe dọa từ vũ khí hạt nhân Nga (VKHN).

Ông không nói bước đột phá công nghệ là gì, vì “không thể tiết lộ cho bất kỳ ai” và công nghệ Nga cho thấy “không một hệ thống tên lửa phòng thủ nào hiện nay và sắp tới của Mỹ có thể ngăn chặn hoặc nghi ngờ về tiềm năng tên lửa chiến lược của Nga”, để nói rõ ýMỹ không thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo hạt nhân của Nga 

Lời ông Ragozin liên quan ý tưởng Mỹ xây “tấm khiên” tên lửa phòng thủ ở Ba Lan và Cộng hòa Czech, nhưng đã hủy bỏ từ năm 2009 do Nga phản đối rằng đó là một sự đe dọa Nga trực tiếp. 

Có phải Thủ tướng Nga hù? 

Theo Steven Pifer, từng là đại sứ Mỹ tại Ukraine từ năm 1998 đến năm 2000 và là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ Bill Clinton về các vấn đề liên quan Nga và Ukraine  từ năm 1996-1997, phát biểu của ông Ragozin là một cách Nga thể hiện vẫn còn là một thế lực mạnh, dù Nga đang lâm khủng hoảng kinh tế, do bị Mỹ cấm vận với cớ Điện Kremlin can thiệp vào cuộc nội chiến ở đông Ukraine.

Pifer nói: “Tôi tin bình luận này vượt quá ý răn đe hạt nhân và phòng thủ. Nếu bạn là Putin và bạn muốn thể hiện hình ảnh Moscow là một siêu cường, VKHN là thứ duy nhất bạn có để thể hiện sức mạnh, từ lúc kinh tế Nga đang bị tổn thất nặng”.

Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin (nắm quyền từ năm 1999 đến 2008, làm Thủ tướng từ 2008 rồi trở lại chức tổng thống  từ năm 2012) đã có nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của dân Nga tăng 2,5 lần, lương chính thức tăng gấp 3 lần, giảm một nửa nạn thất nghiệp và kinh tế Nga tăng trưởng suốt 8 năm liên tiếp, GDP đạt 72%.

Nhưng lệnh cấm vận của phương tây, cùng việc giá dầu rớt mạnh - từ 100 USD/thùng hồi cuối năm 2013 xuống 50 USD/thùng hiện nay - đã tác động mạnh đến ngân sách vốn lệ thuộc mạnh vào xuất khẩu dầu thô.

Theo một nghiên cứu, cứ mỗi thùng dầu giảm 1 USD thì Nga mất 2,3 tỉ USD trong ngân sách.

Ngày 27.1, Tổng thống Putin cho biết tại một cuộc họp ở Điện Kremlin: Nga đã bán số vũ khí trị giá hơn 15 tỉ USD trong năm 2015, và đã có những hợp đồng mới trị giá gần 14 tỉ USD.

Nga hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn hàng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Ông Putin cũng nói năm ngoái, Nga xuất khí tài quân sự đến hơn 60 nước.

Ông khẳng định: “Nga sẽ mở rộng sự hiện diện ở các thị trường tiềm năng và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean. Xuất khẩu sản phẩm quân sự kỹ thuật cao là quan trọng đối với Nga, nhất là trong tình hình địa - chính trị khó khăn. Quan trọng là phải nâng sản lượng trong mảng quốc phòng và giải quyết nhiều vấn đề xã hội”.

Pifer nói: tất cả những điều này có nghĩa Nga cảm thấy vị thế siêu cường của họ đã giảm: “Nga không thể cạnh tranh về kinh tế, không còn gì khác ngoài vũ khí, thì nếu bạn muốn nói “Chúng tôi thật sự là một siêu cường, thì hình ảnh VKHN là điều cần có”.


Tên lửa S-400 của Nga 

Nga và Mỹ lại chạy đua VKHN

Nga và Mỹ đang có nhiều thỏa thuận hạn chế kho VKHN và mỗi bên đều chỉ giữ khoảng 4.500 đầu đạn hạt nhân.  

Nhưng 24 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, xem ra Nga - Mỹ đang lại chạy đua VKHN vốn có thể dẫn đến những hậu quả thảm họa.

Năm ngoái, ông Putin tuyên bố thay mới toàn bộ kho VKHN từ năm 2020, trong chương trình tái vũ trang vốn có thể tốn 700 tỉ USD.

Hơn nữa, khả năng triển khai hạt nhân của Nga đã vượt qua Mỹ lần đầu tiên từ năm 2000, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tính đến ngày 1.9.2014, Nga có 1.643 tên lửa hạt nhân sẵn sàng phóng.

Mỹ có 1.642 tên lửa và dĩ nhiên là đều chĩa vào Nga. Từ khi xảy ra nội chiến Ukraine, hai bên đều nâng cấp kho VKHN hiện có.

Trung tâm kiểm soát - không phát sinh vũ khí (Mỹ) ước tính Mỹ  và Nga có 7.000 và 8.000 đầu đạn hạt nhân.

Trang Diễn đàn các nhà khoa học hạt nhân nêu Mỹ - Nga sở hữu 93% kho VKHN của thế giới. Dù vẫn có lực lượng quân sự mạnh, hai bên vẫn nâng cấp VKHN.

Mỹ cũng đang hướng đến chuyện lập kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân.

Hồi tháng  9.2014, Mỹ mở một xí nghiệp mới ở thành phố Kansas City, để hiện đại hóa kho đầu đạn hạt nhân. Kế hoạch này gồm chi hơn 355 tỉ USD trong 10 năm tới để hiện đại hóa các phòng nghiên cứu và nhà máy sản xuất VKHN.

Chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng yêu cầu Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị 100 máy bay ném bom hạt nhân mới, 12 tàu ngầm hạt nhân mới, và 400  tên lửa hạt nhân phóng từ trên bộ.

Toàn bộ kinh phí cho chương trình VKHN Mỹ là gần 1.000 tỉ USD, theo báo Battle Creek Enquirer.

Mai Hà (theo Insider Business Times)
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.