Chuyên mục
Mong “Giọng hát Việt nhí” là sân chơi công bằng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mong “Giọng hát Việt nhí” là sân chơi công bằng

Thứ hai 03/06/2013 06:40 GMT + 7
Ngay buổi đầu phát sóng (1.6), “Giọng hát Việt nhí” gần như “dậy sóng” vì quá nhiều giọng ca hay. Điều bất ngờ đầu tiên là, hầu hết các thí sinh nhỏ tuổi đều thích… chọn nhạc tiếng Anh, những bài đình đám của người lớn, và phần nào chứng minh gu nhạc mình theo đuổi khá hiện đại.

 
Cô bé 9 tuổi Kiều Vy làm các HLV phải “kính nể”. Ảnh: L.V.P.H

Còn sớm, nếu gọi đó là những “hiện tượng mới”, nhưng có những thí sinh nhí làm HLV cũng phải “kính nể”. Ở tuổi lên 9, cô bé răng sún Kiều Vy hát ca khúc quá khó “Tomorrow” (Charles Strouse, lời: Martin Charnin) mà vẫn buộc cả 4 vị huấn luyện viên (HLV) đều bấm nút. Phát âm cũng khá chuẩn, ngay cả HLV Việt kiều như Thanh Bùi cũng phải ngạc nhiên. Tương tự, hai cô bé Lương Thùy Mai 12 tuổi, Nhất Chi Mai (13 tuổi) cũng chinh phục cả 4 HLV bằng những ca khúc tiếng Anh cực khó.

Ngoài những nhân tố gây bất ngờ nêu trên, còn có những thí sinh đã được “tôi luyện” từ các cuộc thi khác, giành được khá nhiều giải, đến năm nay trông già dặn hơn hẳn. Đó là trường hợp: Vũ Song Vũ (chung kết Vietnam’s got talent), Bùi Huyền Thảo My (giải phong cách Đồ Rê Mí, giải ba “Tôi làm ngôi sao”), Đỗ Trí Dũng (giải nhất Đồ Rê Mí 2011). Những ca khúc các em trình bày đều “chín” muồi tâm trạng.

Tuy nhiên, là trẻ con hát, song không hiểu sao nhiều em chọn những bài quá sức của mình? Khoe giọng, khoe được tiếng Anh, nhưng không khoe được tâm trạng cố cho giống như bài hát. Đó là trường hợp Vũ Song Vũ (hát bài nhạc Trịnh), hay Đinh Nho Khoa (ca khúc của Bob Dylan), Nguyễn Cao Khánh (“Bà tôi”- Nguyễn Vĩnh Tiến), Song Khanh (“That should be me”)... Nhiều giọng ca hay như là “phát hiện mới” kể trên cũng chọn những ca khúc chủ yếu là của người lớn, mà ở độ tuổi từ 9-13 thì khó mà cảm thụ được một cách trọn vẹn.

Dàn HLV năm đầu tiên đã “vào vai” một cách dễ chịu, không quá “dẹo” cho ra trẻ con như BGK Đồ Rê Mí, hay không quá phô trương, giả tạo như ở “Giọng hát Việt” người lớn. HLV Thanh Bùi thu hút nhiều thí sinh về đội mình nhất, không phải bởi anh giỏi thuyết phục, mà nhờ sự nhiệt thành, chân tình, và đặc biệt, những câu nói rất hợp với đôi tai của trẻ con. Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang vẫn chứng tỏ lợi thế của một cái đầu “lạnh” và một cái đầu “nóng”, còn Hiền Thục thì xinh đẹp, gợi cảm, nói những lời “có cánh” của một bà mẹ luôn chăm lo cho con.

Giọng hát hay thì nhiều, nhưng sự hồn nhiên, vui tươi ở độ tuổi đẹp nhất dường như vẫn thiếu vắng. Chính vì thế, chọn một giọng hát hay chưa đủ, mà cần chọn đúng thí sinh có tố chất, biết chọn bài thông minh, hợp mình và đặc biệt thể hiện đúng tâm trạng của độ tuổi.

Điều thứ hai nhiều người lo ngại rằng, bọn trẻ bị cuốn vào cuộc thi hát quá sớm liệu có ảnh hưởng, bởi không khí cạnh tranh, ăn thua, mà mất đi bản tính ngây thơ, trong sáng? Đặc biệt, gu chọn bài của các em chỉ mới chứng minh được mình là ai, trào lưu nào được trẻ em ưa chuộng hiện nay, mà chưa phải là giọng hát Việt nhí đúng nghĩa. Hãy hát tiếng Việt cho thật hay, thật trong sáng trước đã.

Cuối cùng, giám đốc nghệ thuật của chương trình vẫn là Phương Uyên, người từng “tạo sóng” từ cuộc thi mùa trước dành cho người lớn. Rất có thể, vì muốn “xứng tầm” là cuộc thi lớn, chị cũng sẽ tạo áp lực đòi hỏi bọn trẻ phải hát những bài thật khó, thật “hoành tráng”, thật nhiều thử thách, mới là hay?

Mong sao BTC đừng bao giờ lặp lại “vết xe đổ” của cuộc thi dành cho người lớn, vì như thế, làm sao tâm hồn trẻ thơ không bị vẩn đục hay gợn lên những nỗi buồn? Và trách nhiệm của người lớn, ngoài việc thu hút doanh thu quảng cáo, thu hút người xem, thì cũng nên tự nhắc mình đừng bao giờ làm tổn thương những đứa trẻ. Nếu không giữ được tiêu chí công bằng, khích lệ mầm tài năng, cũng đừng nên tạo cuộc đua tranh danh vọng.
Nguồn: laodong.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.