Chuyên mục
Gợi ý cách dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Gợi ý cách dọn ban thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc

Thứ bảy 02/02/2019 04:31 GMT + 7
Lau dọn ban thờ cuối năm luôn là công việc quan trọng của mỗi gia đình. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với bậc bề trên mà còn ảnh hưởng đến phong thủy của gia chủ. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp việc dọn ban thờ ngày cuối năm được thực hiện nhanh gọn và đúng cách nhất.  

Những ngày “đại phúc” phù hợp nhất để dọn dẹp ban thờ

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong nhà để đón năm mới.

Bản chất việc dọn dẹp ban thờ có thể được thực hiện vào một ngày lành bất kỳ khi thấy bát hương đầy và ban thờ đã bám nhiều bụi bẩn. Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất cho gia chủ việc dọn ban thờ nên được tiến hành vào những ngày: 3, 7, 11, 15, 19, 23 và 27.

Tháng 12 âm lịch năm nay là tháng Ất Sửu nên mọi người tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ và ngày Tuất hay Hợi (tức mùng 8, 9, 20, 21 tháng 12 âm lịch). Ngoài ra cũng không nên chọn các ngày Dần, Mão, Thìn vốn là những ngày tam sát (tức 1, 12, 13, 14, 24, 25, 26).

Việc lựa chọn được ngày, giờ phù hợp để dọn dẹp ban thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ tăng thêm khí vượng, góp phần cho một năm mới thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.

Cách dọn dẹp ban thờ để không bị “tán lộc, động tài”

Việc dọn dẹp ban thờ hay còn gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa) gồm hai công đoạn chính là: Lau dọn bàn thờ và thay chân hương được thực hiện một cách tỉ mỉ với lòng thành tâm của gia chủ.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một mâm lễ nhỏ (thường là hoa quả) đặt lên bàn thờ rồi thắp một nén hương khấn gia tiên, thần linh xin phép về việc dọn dẹp nơi thờ cúng và mời các ngài tạm lánh.

Chuẩn bị một chiếc bàn để đặt bài vị lên trên. Nếu ban thờ của gia đình thờ cúng chung tổ tiên với thần linh thì phải sắp bài vị tổ tiên và thần linh ra riêng. Lưu ý, cần phải chờ đến khi cây hương cháy xong mới được tiến hành công việc dọn dẹp.

Ngày nay do tính chất công việc bận rộn nên mọi người thường bỏ qua thủ tục này mà tiến hành dọn dẹp ban thờ luôn.

Khi lau rửa bài vị tổ tiên phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Một số gia đình thể hiện sự thành kính của mình bằng việc đun nước mưa, nước suốt, nước lá trầm để nguội để lau ban thờ và các đồ thờ cúng.

Bắt buộc phải dùng chổi, khăn sạch riêng để lau ban thờ tuyệt đối không dùng khăn bẩn hoặc đã sử dụng để lau dọn những chỗ khác trước khi lau bàn thờ.

Đối với những gia đình có thờ cúng thần Phật, phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó thay nước mới để lau bàn vị của tổ tiên. Nếu lau bài vị tổ tiên trước, người xưa quan niệm như vậy là bất kinh, mao phạm, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Các chuyên gia tâm linh lưu ý, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh bị xước hoặc bay màu sơn. Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xi hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Khi lau chùi hạn chế việc xê dịch các bức tượng, bát hương. Bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợ dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm, vì thế nếu di chuyển bát hương bừa bãi sẽ có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo cho gia chủ.

Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Sau khi lau dọn sạch sẽ chỉn chu bàn thờ đến phần dọn bát hương. Đây là công việc rất quan trọng. Ngày nay, đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hưởng đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài” vì vậy các chuyên gia tâm linh khuyên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quang, cháy một nửa thì bỏ vào trong. Đợi tiền cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn” ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.

Một số gia đình có thói quen đem tro bát hương cũ ra sông đổ thay vào bát hương to mới. Nhưng nên dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ đổ lại vào bát hương chứ không nên đổ đi. Việc lọc tro cũ cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần Phật.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên ở bên phải.

Sắm sửa lễ vật gồm: hoa, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc đầu cắm mỗi bát 3 nén, những lần sau chỉ cần mỗi bát một nén. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát ba chân nhang.

Việc dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm không đơn thuần là việc lau dọn bụi bẩn mà còn có ý nghĩ tâm linh quan trọng. Bàn thờ trong quan niệm của người Việt Nam là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì thế việc dọn dẹp bàn thờ sao cho đúng cách cũng là cách để con cháy bày tỏ là kính trọng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và biết ơn thần Phật.

Phương Ngân (Tổng hợp)
Nguồn: laodongthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.