Chuyên mục
Có nên tiêm thuốc làm mất khả năng phạm tội đối với kẻ Hiếp dâm trẻ em?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Có nên tiêm thuốc làm mất khả năng phạm tội đối với kẻ Hiếp dâm trẻ em?

Thứ sáu 20/12/2013 04:43 GMT + 7
Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện quy định Bộ luật Hình sự về hệ thống chế tài và tập trung thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình do nhóm chuyên gia pháp luật thực hiện đã đề xuất bỏ án tử hình với 9 tội danh.

Trong đó, đề xuất bỏ án tử với tội Hiếp dâm trẻ em đang có nhiều dư luận trái chiều, với nhiều ý kiến phản đối bởi lo ngại điều này dễ “vạch đường” cho tội phạm...

Bỏ hay giữ?

Thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Hoàng Anh Tuyên, VKSND TC cho biết sở dĩ nhóm nghiên cứu đề xuất bỏ án tử hình với tội Hiếp dâm trẻ em vì mục đích chính của kẻ phạm tội là thực hiện hành vi giao cấu, xâm hại tình dục trẻ em chứ không mong muốn làm nạn nhân chết. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý định của kẻ phạm tội. Trong khi đó, chế tài hình sự với những tội xâm phạm sức khỏe nghiêm trọng nhất trong cả trường hợp dẫn đến chết nhiều người, trẻ em, pháp luật cũng chỉ quy định khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Vì vậy, bỏ hình phạt tử hình với tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự nhất quán trong chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Còn trong trường hợp đối tượng hiếp dâm trẻ em mà cố ý làm nạn nhân chết hoặc vừa có hành vi hiếp dâm vừa có hành vi giết người thì kẻ phạm tội sẽ bị truy cứu hình sự về hai tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em. Khi đó vẫn có thể áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.

 
Với hành vi hiếp dâm trẻ em và giết người, bị cáo Đặng Trần Hoài đã bị tuyên án tử hình
và được dư luận đồng tình - Ảnh minh họa

Trước đề xuất này, ông Trần Quang Đức, Phó Phòng pháp chế CA TP Hải Phòng đồng tình cho rằng, không nhất thiết phải tước quyền sống của kẻ phạm tội, mà có thể thay thế bằng biện pháp khác, ví như tiêm thuốc làm mất khả năng phạm tội. Tuy nhiên, nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư…lại phản đối. Ông Lê Trung Kiên, Học viện Cảnh sát cho rằng bỏ án tử với tội danh này là không nên, bởi hiếp dâm trẻ em tuy không làm chết người nhưng hậu quả tổn thương thể chất, tinh thần cho trẻ  quá lớn, có khi ảnh hưởng suốt cuộc đời. Do đó, để răn đe, phòng ngừa tội phạm thì việc giữ án tử hình ở tội này là cần thiết.

Nhân đạo cần áp dụng đúng đối tượng!

Theo thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH những năm gần đây, trung bình mỗi năm cả nước có gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục, riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên đến 80%. Thực tế cũng cho thấy, nạn hiếp dâm không có xu hướng giảm. Đáng lo ngại hơn, nạn nhân bị hiếp dâm ngày càng nhỏ tuổi, nhiều trường hợp các bé gái 2, 3 tuổi cũng bị xâm hại. Không chỉ “trẻ hóa” về nạn nhân, mà đối tượng phạm tội cũng phức tạp hơn, không ít trường hợp đối tượng phạm tội là hàng xóm, người thân, anh em, họ hàng, thậm chí là cha dượng, cha đẻ… của nạn nhân, gây nên những thảm cảnh đau lòng, rúng động dư luận. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, chưa thể bỏ án tử hình với tội Hiếp dâm trẻ em. Hiện, hàng năm vẫn nhiều đối tượng hiếp dâm trẻ em bị tuyên án tử mà tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, nên nếu giảm mức án cao nhất sẽ khiến những kẻ “nhăm nhe” phạm tội không biết “sợ”.

Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, cần xử thật nặng tội danh này. Bởi, hành vi hiếp dâm người thành niên đã khó chấp nhận, nhưng hiếp dâm trẻ em, trong nhiều trường hợp nạn nhân chỉ đáng tuổi con cháu mình thì càng khó có thể chấp nhận hơn, không chỉ là biểu hiện của sự tha hóa đạo đức, mà còn là bệnh hoạn.  Đó là nỗi đau có thể kéo dài cả đời mà nạn nhân phải gánh chịu, do đó, việc “nhân đạo” với những đối tượng này là không cần thiết.

Trước đây, khi xem xét sửa đổi bỏ hình phạt tử hình với tội Hiếp dâm, nhiều ý kiến đã không tán thành vì cho rằng trên thực tế không ít trường hợp phạm tội hiếp dâm có tổ chức, hành vi mang tính dã man, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người  bị hại… Xét trong xu hướng chung tiến bộ của thế giới thì chung thân là mức án thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, riêng phạm tội với trẻ em, pháp luật cần giữ chế tài nghiêm khắc, để xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội, giúp các em tránh bị xâm hại. 

Những vụ nghiêm trọng như hiếp dâm tập thể, thầy giáo hãm hại học trò… thì hậu quả gây ra không chỉ nạn nhân gánh chịu, mà còn ảnh hưởng đến đạo đức xã hội. Có thể hành vi hiếp dâm không gây nên cái chết cho nạn nhân, nhưng trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt, bị hiếp dâm gây nên sang chấn tâm lý nghiêm trọng, thực tế đã không ít trẻ mắc bệnh tâm thần, khó phát triển bình thường về tâm, sinh lý sau này.


Phương Thảo
Nguồn: tinmoi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.