Chuyên mục
7 biểu đồ cho thấy virus corona khiến kinh tế thế giới lao dốc như thế nào

7 biểu đồ cho thấy virus corona khiến kinh tế thế giới lao dốc như thế nào

Thứ sáu 24/04/2020 19:40 GMT + 7

"Đây thực sự là 1 cuộc khủng hoảng toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tránh được", chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath viết trên blog hồi đầu tháng 4.

 

Kể từ khi xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc cuối năm ngoái, virus corona chủng mới giờ đã lây lan sang 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 2,7 triệu người mắc và hơn 190.000 người thiệt mạng trên toàn cầu.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các quốc gia trên khắp thế giới đã triển khai nhiều biện pháp để phong tỏa ở nhiều cấp độ, từ toàn quốc đến các thành phố. Biên giới đóng cửa, các trường học và công sở ngừng hoạt động và các sự kiện tập trung đông người đều bị hủy bỏ.

Những biện pháp này, mà Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gọi là "Đại phong tỏa" đã khiến kinh tế thế giới gần như ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và khiến hàng triệu người thất nghiệp. "Đây thực sự là 1 cuộc khủng hoảng toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tránh được", chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath viết trên blog hồi đầu tháng 4.

 


Dưới đây là 7 biểu đồ cho thấy đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu như thế nào.


Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt


 

Nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng các biện pháp phong tỏa trên toàn thế giới sẽ khiến một lượng lớn việc làm nhanh chóng biến mất. Và điều đó đã được thể hiện trong số liệu về tỷ lệ thất nghiệp tại một vài nền kinh tế.

Ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, hơn 26 triệu việc làm đã mất đi trong 5 tuần qua. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 là 4,4%, cao nhất kể từ tháng 8/2017, theo Bộ Lao động Mỹ.

Và Mỹ không phải là nước duy nhất. Australia và Hàn Quốc đều có tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, được các chuyên gia kinh tế dự đoán tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ngành dịch vụ bị thiệt hại nặng


Doanh số bán lẻ sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái


Dịch vụ là động lực tăng trưởng và tạo việc làm chính ở nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc – 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu dùng lớn nhất.

Cả hai đều ghi nhận doanh số bán lẻ lao dốc do các biện pháp phong tỏa buộc nhiều cửa hàng phải đóng cửa và người tiêu dùng phải ở trong nhà. Dù một số nhà bán lẻ như Amazon ghi nhận doanh số bán lẻ trực tuyến tăng vọt, điều đó không thể bù đắp tổn thất của toàn ngnàh.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo người tiêu dùng sẽ không sớm nối lại chi tiêu kể cả khi các biện pháp phong tỏa đã được dỡ bỏ, bằng chứng là ở Trung Quốc tình hình tiến triển rất chậm.

Không chỉ các cửa hàng bán lẻ, các mảng vận tải, bất động sản, du lịch cũng đối mặt với tình trạng tương tự.

Hoạt động sản xuất sụt giảm mạnh


Chỉ số PMI của các nền kinh tế


Vốn đã bị chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đè nặng trong 2 năm qua, các nhà sản xuất một lần nữa lại phải đối mặt với áp lực cực lớn khi virus corona lây lan ra khắp thế giới.

Ban đầu, Covid-19 ảnh hưởng chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc mà phụ thuộc vào các nhà máy cung cấp nguyên liệu và linh kiện của Trung Quốc để làm đầu vào. Tuy nhiên với việc các nhà máy Trung Quốc tạm ngừng hoạt động lâu hơn dự kiến và ngày càng có nhiều nước phải áp dụng phong tỏa, số doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng đã tăng lên nhanh chóng. Một số buộc phải đóng cửa vĩnh viễn, trong khi số vẫn còn đang sống sót đối mặt với rất nhiều khó khăn.


Sản lượng công nghiệp của Mỹ và Trung Quốc so với cùng kỳ năm ngoái


Tiếp tục 1 năm tồi tệ cho thương mại quốc tế

Vốn đã trì trệ trong năm 2019, hoạt động thương mại toàn cầu được cho là sẽ tiếp tục trải qua 1 năm 2020 ảm đạm.

Trong dự báo mới nhất được công bố tháng 4, Tổ chức thương mại quốc tế WTO nhận định khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu có thể sụt giảm 12,9% đến 31,9% trong năm nay, tùy thuộc vào sức khỏe kinh tế thế giới. Về cơ bản thì dù kịch bản nào xảy ra thì tất cả các khu vực đều có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm nay sụt giảm ở mức 2 con số.


Đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu


IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ sụt giảm 3% trong năm nay. Chỉ có một số lượng rất nhỏ các nền kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng trưởng trong năm nay.

Và mặc dù IMF dự báo GDP năm 2021 sẽ hồi phục với mức tăng trưởng 5,8%, IMF vẫn dự báo kinh tế thế giới mất khoảng 9.000 tỷ USD trong 2 năm 2020 và 2021, lớn hơn cả GDP Nhật và Đức cộng lại.


IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP của tất cả các nền kinh tế

 

Thu Hương

Nguồn: ictvietnam.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.