Chuyên mục
10 con số bất ngờ về cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

10 con số bất ngờ về cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu

Thứ tư 12/08/2015 06:05 GMT + 7
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Philip Hammond đã miêu tả những người nhập cư châu Phi như những "kẻ cắp" sẽ sớm làm sụp đổ nền văn minh phương Tây.

Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn trầm trọng nhất từ trước đến nay. The Guardian đã liệt kê 10 con số khiến nhiều người choáng váng về nạn nhập cư tại châu Âu.

62%

Bên cạnh những người nhập cư kinh tế, cuộc khủng hoảng này chủ yếu là về những người tị nạn. Phần lớn những người đang cố gắng tìm cách sang châu Âu là để chạy trốn sự nghèo đói, tuy nhiên theo quan niệm của cộng đồng quốc tế đây không phải là một lý do hợp lý để rời khỏi đất nước của họ.

Thực tế, theo số liệu của Liên Hợp Quốc, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, 62% tổng số người tới châu Âu bằng đường biển là từ Syria, Eritrea và Afghanistan. Đây là những quốc gia bị kiệt quệ bởi chiến tranh, bị đàn áp và chủ nghĩa cực đoan sắc tộc, và trong trường hợp của Syria thì là tất cả các yếu tố trên gộp lại.


Hàng chục nghìn người đã đổ tới châu Âu từ đầu năm đến nay.

Những công dân này hầu hết đều có quyền hợp pháp để xin tị nạn ở châu Âu. Và nếu cộng thêm cả những người từ Darfur, Iraq, Somalia cùng một vài phần của Nigeria thì con số đó phải lên tới hơn 70%.

1%

Nếu theo dõi các phương tiện truyền thông ở Anh, nhiều người sẽ cho rằng Calais, thuộc tỉnh Pas-de-Calais, Pháp, là trung tâm của cuộc khủng hoảng nhập cư của châu Âu. Trên thực tế, những người nhập cư vào Calais chỉ chiếm 1% tổng số người đã đến châu Âu trong năm nay. Các nhà thống kê cho biết, có khoảng 2.000 đến 5.000 người tới Calais cho đến nay, chỉ chiếm từ 1% đến 2,5% so với tổng số 200.000 người tới Italy và Hy Lạp.

0,027%

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Hammond cho rằng những người nhập cư này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ trật tự xã hội của châu Âu. Thực tế là, con số người tới châu Âu tính cho đến nay là một con số vô cùng nhỏ, chỉ chiếm 0,027% tổng dân số 740 triệu người của châu lục này. Lục địa giàu có nhất thế giới này có thể dễ dàng quản lý dòng người nhập cư nhỏ như vậy.

1,2 triệu

Có những quốc gia bị thay đổi hoàn toàn cấu trúc xã hội do cuộc khủng hoảng tị nạn này, tuy nhiên, đó không phải là ở châu Âu. Một ví dụ điển hình nhất là Li-băng, một đất nước có tới 1,2 triệu người tị nạn Syria trong khi tổng dân số chỉ khoảng 4,5 triệu người. Xét một cách toàn diện, đất nước này nhỏ hơn châu Âu 100 lần nhưng lại phải chứa một số người nhập cư nhiều gấp 50 lần. Như vậy, Li-băng mới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn thực sự. Châu Âu và đặc biệt là Anh thì chưa thể gọi là khủng hoảng.

36,95 bảng Anh

Rất nhiều người cho rằng Anh là một địa điểm lý tưởng cho những người nhập cư bởi chính sách phúc lợi hào phóng. Bên cạnh sự thật là hầu hết những người nhập cư đều không có nhiều kiến thức về hệ thống trại tị nạn của mỗi nước châu Âu, nước Anh không phải là nơi có nhiều điều kiện tốt nhất. Những người muốn xin tị nạn ở Anh chỉ được nhận một khoản ít ỏi là 36,95 bảng để sinh sống trong các khu nhập cư và hầu như không được cung cấp việc làm.

Tại Pháp, những người nhập cư có thể nhận được 56,62 bảng mỗi tuần. Đức và Thụy Điển, cũng là hai địa điểm phổ biến của người tị nạn, đưa cho họ lần lượt là 35,21 và 36,84 bảng mỗi tuần.

50%

Các Bộ trưởng Anh cho rằng lượng người nhập cư vào châu Âu thời gian vừa qua chủ yếu là đến từ châu Phi. Tuy nhiên, họ đã nhầm. Theo số liệu của UN, 50% tổng số người nhập cư vào châu lục này đến từ hai quốc gia không thuộc lục địa đen là Syria (38%) và Afghanistan (12%). Bên cạnh đó là những người tị nạn từ Pakistan, Iraq và Iran, vì vậy số người châu Phi đến đây chỉ chiếm chưa tới một nửa.

4%

Mùa thu năm ngoái, châu Âu đã ngừng chiến dịch giải cứu toàn diện trên biển Địa Trung Hải vì cho rằng việc làm của họ là đang cổ vũ cho những người nhập cư bất chấp nguy hiểm để vượt biển từ Libya sang châu Âu. Nhưng thực tế là dòng người nhập cư vẫn ùn ùn kéo đến. Dù đã tạm ngừng giải cứu nhưng con số người tới châu Âu vẫn tăng đều đặn 4%. Trong năm 2015, 27.800 người đã thử mạo hiểm vượt biển, nhiều người đã không thể sống sót và cuối cùng châu Âu buộc phải tái mở lại chiến dịch giải cứu vào tháng 5 vừa qua.


Không gì có thể ngăn cản được những người muốn thay đổi cuộc sống.

Quyết tâm của những người muốn thay đổi cuộc sống dường như không gì có thể lay chuyển được. Trả lời phỏng vấn của The Guardian, Abu Jana, một người Syria, cho biết: “Thậm chí nếu họ có ý định đánh bom thuyền chở những người nhập cư thì cũng không thể thay đổi được quyết định ra đi của họ”.

25,870

Trên thực tế Anh không phải là một thỏi nam châm hút những người tị nạn. Trong năm 2014, có 25.870 người xin tị nạn ở Anh nhưng chỉ có 10.050 người được chấp nhận. Trong khi đó tại Đức là 97.275 người, Pháp là 68.500,Thụy Điển 39.905 và Italy 35.180 người. Nước Anh rất thận trọng trong việc cho người tị nạn, cho đến nay, Anh chỉ chấp nhận 187 người Syria thông qua các cơ chế luật pháp. Nếu so với 1,6 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ thì con số trên quả là quá nhỏ bé.

11 tỷ euro

Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập cư là tăng cường các lệnh trục xuất. Các nhà lãnh đạo Anh tin rằng làm như vậy họ sẽ tiết kiệm tiền cho đất nước. Nhưng, chiến lược này đã quên không tính thêm chi phí của những lần trục xuất, có thể còn nhiều hơn số tiền mà họ phải chi trả cho những người ở trại tị nạn. Theo điều tra của trang web The Migrant Files, kể từ năm 2000 đến nay, châu Âu phải chi trả tới 11 tỉ euro để trả những người nhập cư trở lại đất nước của họ.

-76,439

Mặc dù nạn nhập cư vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp nhưng thực tế con số người đến Anh đã giảm 76.439 người kể từ năm 2011. Theo Hội đồng Tị nạn Anh quốc, số người nhập cư vào nước này đã giảm từ 193.600 người xuống còn 117.161 người trong 4 năm qua.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Guardian, tờ báo thông tin đời sống xã hội có lượng bạn đọc đông đảo của Anh.

Tuệ Minh
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.