Chuyên mục
Trung Quốc tạm biệt “công xưởng thế giới”
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc tạm biệt “công xưởng thế giới”

Thứ bảy 21/02/2015 03:45 GMT + 7
Trung Quốc đã trở thành nước đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 3 trên thế giới với 5 đặc điểm.

Những ngày tháng mang danh “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đang dần rời xa khi mà nước này dùng số tiền dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình để đầu tư mạnh mẽ ra thị trường thế giới, góp phần làm giảm giá thành huy động vốn toàn cầu, và trở thành người chơi chính trong bàn cờ kinh tế thế giới đương đại.

Những ngày đầu năm 2015, thị trường đầu tư Trung Quốc chào đón một thông tin có ý nghĩa trọng đại: Tập đoàn Fosun của Trung Quốc đã mua lại tập đoàn nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu thế giới của nước Pháp - Club Med. Nếu xét trên bố cục toàn cầu, những thương vụ mua lại và sáp nhập như của Tập đoàn Fosun không hề hiếm gặp. Điều này chứng minh một thực tế, nguồn vốn chảy ra nước ngoài của Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng phổ biến.

Dưới sự lãnh đạo của người cầm lái Tập Cận Bình, Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế quốc hữu khép kín sang mô hình thị trường mở cửa. Các số liệu mới công bố cũng cho thấy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có GDP vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ USD chỉ đứng sau Mỹ. Tất cả những dấu hiệu đã phát đi một thông điệp rằng Trung Quốc đang chuyển mình từ “công xưởng của thế giới” sang “nhà đầu tư của thế giới”. Có thể thấy, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chắc chắn có những tác động sâu rộng đối với thế giới. 5 đặc điểm dưới đây sẽ chứng minh một cách trực quan Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với chức danh “công xưởng của thế giới”, để vươn mình trở thành thị trường vốn hóa quan trọng trên phạm vi quốc tế. 


Hàng trăm triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm, là nguồn thu của nhiều nước trên thế giới

Thặng dư tài khoản vãng lai dần dần giảm xuống

Trong một khoảng thời gian dài, xuất khẩu của Trung Quốc luôn lớn hơn nhập khẩu, nên tồn tại một lượng thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, đồng thời, cũng chính do nguyên nhân đó, Trung Quốc vấp phải nhiều chỉ trích từ quốc tế như đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp hơn giá trị thực, hay người Trung Quốc cướp “miếng cơm manh áo” của người nước khác...

Tuy nhiên hiện nay, tỷ trọng thặng dư tài khoản vãng lai trong tổng lượng kinh tế đã giảm xuống dưới mức 2%, thấp hơn nhiều do với giá trị đỉnh hơn 10% trong thời kỳ trước khủng hoảng.

Xả kho dự trữ ngoại hối khổng lồ


Tác dụng phụ của mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc chính là nguồn dự trữ ngoại hối không ngừng gia tăng: vào giữa năm 2014, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt khoảng 4 nghìn tỷ USD, tuy nhiên, hiện nay con số này đang dần dần thu hẹp. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực đi tìm “đất dụng võ” thiết thực cho nguồn dự trữ ngoại hối này, ví dụ như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước “đi ra ngoài”, mở rộng nghiệp vụ tại nước ngoài hoặc triển khai các thương vụ mua lại và sáp nhập, chứ không chỉ đơn thuần chỉ đi mua trái phiếu chính phủ Mỹ như trước kia nữa.

Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng tạm dừng việc can dự quá sâu vào thị trường ngoại hối cũng như các can thiệp đến dòng vốn chảy ra nước ngoài trong thời gian gần đây. Động thái này của Ngân hàng Trung ương có lẽ giống như một dấu hiệu cho thấy thời kỳ cao điểm của quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã trở thành quá khứ.

Đầu tư ra nước ngoài tăng đột biến


Trung Quốc vẫn luôn được xem là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, các doanh nghiệp quốc tế đua nhau đến Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đồng thời tranh thủ “chia phần hoa hồng” tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với việc trào lưu đầu tư FDI đang hạ nhiệt cũng như sản xuất dư thừa của Trung Quốc ngày một nghiêm trọng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước “đi ra ngoài”. Theo Tân Hoa Xã, năm 2014, Trung Quốc đầu tư 102,9 tỷ USD ra nước ngoài, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó đầu tư sang Mỹ tăng 23,9%, sang châu Âu tăng 2,7 lần. Theo dự báo, quy mô đầu tư FDI của Trung Quốc ra nước ngoài trong năm 2015 chắc chắn sẽ vượt qua quy mô vốn FDI đổ vào Trung Quốc.

Nhà cung cấp vốn quốc tế giá rẻ

Chiến lược gia Sanjeev Sanyal của Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đã từng đưa ra quan điểm trong một báo cáo công bố tháng 1/2015, việc nền kinh tế trung Quốc đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có thể sẽ gây ra hiện tượng nguồn vốn với lãi suất thấp sẽ “tràn ngập” thị trường thế giới. Báo cáo chỉ ra rằng, hiện nay, kim ngạch đầu tư trong nước của Trung Quốc đã chiếm đến 26% tổng số vốn đầu tư toàn cầu, trong khi đó vào năm 1995, con số này chỉ là 4%.

Tình trạng sản xuất dư thừa cũng như hiện tượng già hóa dân số sẽ khiến cho đầu tư trong nước giảm xuống, nguồn vốn dư thừa lớn của Trung Quốc buộc phải chảy bớt ra nước ngoài. Báo cáo cho rằng, ngay cả khi các ngân hàng trung ương chủ yếu của thế giới sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, thì quy mô nguồn vốn chảy ra nước ngoài của Trung Quốc cũng đủ để giảm giá thành vốn dài hạn của thế giới.

Đi du lịch nước ngoài khẳng định chỗ đứng

Số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, quy mô cũng lớn hơn trước rất nhiều. 30 năm trước, du khách Trung Quốc ra nước ngoài du lịch chỉ là thiểu số, thì đến năm 2014, số lượng người đi du lịch nước ngoài đã vượt ngưỡng 100 triệu lượt người, mang lại nguồn thu đáng kể cho các nền kinh tế đang trong tình cảnh khó khăn như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nguồn vốn chảy ra nước ngoài hiện nay của Trung Quốc đã bước vào “quỹ đạo toàn cầu hóa”. Trung Quốc đã trở thành nước đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 3 trên thế giới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói, hiện nay, phát triển kinh tế Trung Quốc đã bước vào một trạng thái bình thường mới, nước này phải ấn “nút tăng tốc” cải cách toàn diện, tận dụng tốt hai cánh tay chính phủ và thị trường./.

Nguyễn Nam
Nguồn: toquoc.gov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.