Chuyên mục
Trang bị bình cứu hỏa trên ô tô: Không nước châu Âu nào quy định?
BÌNH LUẬN
Bình cứu hỏa. để đảm bảo cho chính bản thân mình và tài sản và bảo đảm cho cả cộng đồng mọi lúc mọi nơi trên xa lộ hay...
Tren lanh tho lien bang nga quy dinh bat buoc ve an toan giao thong la ; tat ca cac loai xe co gioi tu 4 cho tro len...
Sắp tới cả xe máy cũng phải lắp bình cứu hỏa nhé xong rồi đến xe đạp điện lắp bình cứu hỏa còn người đi xe đạp thì miễn...

Trang bị bình cứu hỏa trên ô tô: Không nước châu Âu nào quy định?

Thứ sáu 08/01/2016 09:32 GMT + 7
Cổng thông tin dành cho người dùng xe "The AA.com" cho hay 14 quốc gia châu Âu được khảo sát đều không bắt buộc các chủ phương tiện trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô. Hy Lạp còn nhận định trang bị hộp cứu thương là cần thiết hơn cả bình cứu hỏa.

Theo trang The AA.com, một cổng thông tin chuyên cung cấp các dịch vụ và thông tin liên quan tới phương tiện tại Anh, ngoài quy định về việc sở hữu giấy tờ đăng ký chính chủ, bảo hiểm phương tiện và chi trả lệ phí cầu đường, tài xế, chủ phương tiện của 14 nước châu Âu còn cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trên xe. 

Nhiều nước châu Âu không áp dụng luật bắt trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô. 

Biển cảnh báo hình tam giác

Quy định này được áp dụng bắt buộc với Áo, Bỉ, Croatia, Đan Mạch, Pháp,Ý, Na Uy, Tây Ban Nha và Switzerland. 

Khuyến cáo tại Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển được khuyến cáo nên có. 
Không cần tại Ireland. 

Áo phản quang: dùng trong trường hợp xe gặp tai nạn hay bị nổ lốp

Quy định này bắt buộc tại Áo, Bỉ, Croatia, Pháp, Ý, Tây Ban Nha. 

Khuyến cáo tại Đan Mạch, Đức, Na Uy, Bồ Đào Nha và Thụy Điển. 

Không cần tại Ireland, Hà Lan và Switzerland.

Bộ cứu thương

Quy định này bắt buộc tại Áo, Croatia.

Khuyến cáo ở Bỉ, Đan Mạch, Đức, Na Uy, Thụy Điển. 

Không ra luật tại Pháp,Ý, Ireland, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Switzerland.

Bình chữa cháy

Quy định bắt buộc: Không có nước nào.

Khuyến cáo ở Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha.

Không áp dụng thành luật tại Áo, Croatia, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Ireland, Hà Lan và Switzerland. 

Thiết bị đo nồng độ cồn

Riêng Pháp bắt buộc còn các nước khác thì không. 

Trong khi đó, theo trang web TripAdvisor, Hy Lạp yêu cầu các chủ phương tiện bắt buộc phải trang bị một số thiết bị cần thiết trên xe như bình cứu hỏa và bộ sơ cứu.  

Mặc dù không có quy định chính xác về vị trí đặt bình cứu hỏa trong xe nhưng phần lớn chủ sở hữu phương tiện thường để bình cứu hỏa ở khoang chứa đồ phía sau trong khi chỗ thuận tiện nhất lại là dưới ghế ngồi của tài xế hoặc lái phụ. 

Theo luật pháp Hy Lạp, lái xe cần trang bị một hộp chứa thuốc đa năng. Với kích thước nhỏ gọn, hộp cứu thương có thể được cất ở thùng xe. Ngoài quy định của pháp luật, rõ ràng việc trang bị hộp sơ cứu còn được xem là cần thiết hơn so với bình chữa cháy. 

Trong khi đó, Nam Phi lại đưa ra yêu cầu trang bị bình cứu hỏa trên các xe buýt cỡ nhỏ và cỡ lớn chuyên phục vụ giao thông công cộng và cả với xe taxi. Còn các phương tiện chuyên chở thông thường không nằm trong danh mục phải trang bị bình cứu hỏa. 

MINH THU (tổng hợp)

Bình cứu hỏa chỉ dành cho CSGT kiểm tra?

24 giờ qua, chủ đề “những cái bình xịt muỗi” gây ra một cơn bão trên mạng xã hội với cái nhìn như thể đó là một cái cớ đẻ ra chỉ để hành dân.

Ôtô trang bị bình chữa cháy để làm gì? Để kịp thời dập tắt lửa khi xảy ra cháy. Nhưng xin lỗi, ngay cả các chuyên gia phòng cháy chữa cháy cũng thừa biết cái “bình xịt muỗi” để trong ôtô, không bao giờ dập được một đám cháy ôtô thường bắt nguồn từ khu vực dưới nắp capo.

24 giờ qua, chủ đề “những cái bình xịt muỗi” gây ra một cơn bão trên mạng xã hội với cái nhìn như thể đó là một cái cớ đẻ ra chỉ để hành dân.

Những lập luận không phải không có lý. Bởi nếu ôtô quá dễ cháy như thể làm bằng rơm thì không lý nào các nhà sản xuất hàng trăm năm kinh nghiệm, tính toán đến cả cái đèn cảnh báo ở cánh cửa - lại không trang bị sẵn một bình cứu hỏa trên xe cả.

Từ 6/1, lực lượng chức năng bắt đầu ra quân xử lý ôtô không trang bị bình cứu hỏa. Ảnh: Việt Đức.

Thực tế là số ôtô tự cháy gần như là hãn hữu. Trong khi cơ quan nào đưa ra quy định bắt buộc lắp bình cứu hỏa không hề công bố những con số thống kê để người dân tâm phục khẩu phục rằng quy định bắt buộc phải có bình chữa cháy là cần thiết cấp bách để đảm bảo tài sản cho dân thay vì đẻ ra thêm một thủ tục mang tính chất hành dân.

Một tạp chí về ôtô dẫn lời “Một cán bộ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội” cho hay: Loại bình chữa cháy mini chỉ có tác dụng với đám cháy nhỏ, mới khởi phát, dạng như xe mới xì khói tại một điểm thì phun ngay. Còn khi đám cháy đã lan rộng, bao trùm xe thì bình chữa cháy mini không phát huy tác dụng.

Nói đúng hơn, nó chỉ có công dụng dập được vài cái tàn thuốc lá. Huống chi đã từng có vụ bình chữa cháy phát nổ trong điều kiện hoàn toàn bình thường. Và còn phát nổ nữa khi lý thuyết nó chỉ chịu nóng được đến 60 độ C.

Đặt một “quả bom nổ chậm” trên xe trong khi xe thường xuyên để ngoài trời, bình cứu hỏa Trung Quốc trôi nổi không quy chuẩn tràn ngập và điều kiện đường sá xấu thường xuyên rung lắc khi di chuyển, tất cả những yếu tố ấy đều có thể khiến cho cái bình có thể nổ bất cứ lúc nào.

Hôm qua, người dân khuyên nhau đừng bao giờ lao vào đám cháy ôtô với cái “bình xịt muỗi” trong tay kẻo mất của, mất luôn cả người.

Và, không hề giỡn chơi, bảo rằng nên xịt hết bột đi hoặc bọt trước khi nhét cái “bình xịt muỗi” đó vào cốp xe để cái bình cứu hỏa khỏi trở thành một nguồn gây hỏa hoạn, để cái bình cứu hỏa chỉ còn tác dụng giơ ra cho CSGT xem mỗi khi bị kiểm tra.

Có lẽ khi một quy định với mục tiêu “bảo vệ tài sản tính mạng” cho dân gặp phải sự phản đối từ chính nhân dân, thì phải xem lại cái quy định đó có đúng không, có tác dụng không, chứ không thể cứ nhắm mắt phạt bừa.

Theo Đào Tuấn/Lao Động
Nguồn: Infonet; Zing News
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.