Chuyên mục
NATO nội loạn vẫn ra uy với Nga

NATO nội loạn vẫn ra uy với Nga

Chủ nhật 30/08/2020 19:33 GMT + 7

Giữa lúc nội loạn, NATO vẫn ra uy với Nga và Belarus bằng các động thái quân sự cùng những lời lẽ hô hào kích động và “nhân nghĩa”.

Kẻ gây rối quen mặt

Ngày 29/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự mới tại phía Đông Địa Trung Hải. Hy Lạp đã cáo buộc các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận nước này khi căng thẳng dâng cao sau cuộc đối đầu trên biển giữa hai thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cuộc đối đầu này đã làm khơi lại mối thù địch từ lâu giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các tranh chấp về quyền hàng hải và nguồn tài nguyên khí đốt. Hai bên đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận hải quân “ăn miếng trả miếng”.

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tiến hành “các cuộc tập trận bắn đạn thật” từ ngày 29/8 đến 11/9 tại khu vực ngoài khơi thị trấn Anamur phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía Bắc của Cyprus. Trước đó, ngày 27/8, Ankara đã tuyên bố rằng các cuộc tập trận quân sự sẽ diễn ra vào ngày 1-2/9 tại vùng biển phía Đông.

 


Tàu chiến của "kẻ gây rối" quen thuộc trong NATO


Đáp lại, Bộ Quốc phòng Hy lạp (HNDS) cho biết các máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/8 đã tiến vào Vùng thông báo bay (FIR) của Hy Lạp, không phận mà chính quyền Hy Lạp quản lý về thông tin các chuyến bay.

Vụ xâm nhập xảy ra khi 4 máy bay chiến đấu F-16 của Hy Lạp hộ tống một máy bay ném bom B-52 của Mỹ, một phần trong sứ mệnh “Allied Sky” mà trong đó 6 máy bay ném bom của Mỹ bay qua tất cả 30 quốc gia thành viên NATO tại châu Âu và Bắc Mỹ trong một ngày để thể hiện sự đoàn kết của liên minh NATO.

Theo HNDS, vụ xâm nhập của Thổ Nhĩ Kỳ là mang tính “khiêu khích và chống lại đồng minh” và các máy chiến đấu của Hy Lạp đã truy đuổi các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 28/8, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh tới sự cần thiết của “đối thoại và xuống thang”.

Về nguyên nhân căng thẳng, các phát biểu cho thấy dường như xuất phát từ việc tranh chấp lãnh hải và tài nguyên khí đốt. Hy Lạp nói rằng âm mưu của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thăm dò nguồn dầu khí tại vùng biển ngoài khơi Crete mà họ cho là nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hy Lạp rõ ràng là hành vi vi phạm chủ quyền và luật quốc tế.

Cyprus cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành “hành động cướp biển” và “ngoại giao tàu chiến” khi điều động các tàu hộ tống ngoài khơi bờ biển của Cyprus, ngay cả tại những khu vực được cấp phép cho các công ty năng lượng lớn để thăm dò dầu khí như tập đoàn Total của Pháp. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ đang làm những gì cần thiết để bảo vệ các quyền của họ đối với nguồn tài nguyên năng lượng.

 


Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong tình thế đối đầu nguy hiểm và gây chia rẽ NATO


Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng động cơ của Thổ Nhĩ Kỳ còn sâu xa hơn. Sự hung hăng của Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với tham vọng chiến lược để trở thành người chơi toàn cầu và lãnh đạo của thế giới Hồi giáo, với quyền lực và ảnh hưởng có thể định hình khu vực theo tầm nhìn của họ.

Chuyên gia Ian O. Lesser, nhà phân tích chính trị tại viện nghiên cứu German Marshall Fund ở Mỹ nhận định: “Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các đối tác châu Âu cũng như trên toàn bộ Đại Tây Dương đang ở mức bất ổn, hiện rất khó để tiếp tục tiến hành phương cách ngoại giao như vậy với Ankara”.

NATO liên tiếp ra oai

Giữa lúc nội loạn, NATO vẫn ra uy với Nga và Belarus bằng các động thái quân sự cùng những lời lẽ hô hào kích động. Trung tâm chỉ huy Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/8 cho biết các máy bay NATO đã xuất kích để chặn và kèm các máy bay Nga trên vùng biển trung lập ở Biển Baltic, Bắc Cực và Thái Bình Dương.

Theo thông báo, máy bay của các hạm đội Biển Bắc, Thái Bình Dương và Baltic, cũng như máy bay của Lực lượng không quân tầm xa trực thuộc Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga liên quan đến sự vụ này. Tổng cộng có 8 máy bay chống ngầm Tu-142, 4 máy bay chống ngầm Il-38, 2 máy bay ném bom Su-24M, 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, và 1 máy bay tiếp dầu Il-78 có liên quan.


Máy bay chiến đấu của NATO "hộ tống" Tu-142 (trên) của Nga


Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Phòng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết các máy bay Nga "vẫn bay trên không phận quốc tế và không hề xâm nhập không phận chủ quyền của Mỹ hoặc Canada." Theo thông báo trên trang web của NORAD, các máy bay đã "di chuyển trong Vùng Nhận dạng Phòng không Alaska trong khoảng 5 giờ và cách bờ Alaska 50 hải lý”.

Ngày 27/8, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Nga không can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Belarus, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết ủng hộ quân sự cho người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko. Trả lời phỏng vấn nhật báo Bild của Đức, ông Stoltenberg nói: "Belarus là một đất nước độc lập và có chủ quyền. Không một ai, kể cả Nga, được can thiệp vào đây".

Trong khi đó, chính Belarus đã tố cáo NATO triển khai xe tăng và máy bay ở vị trí cách biên giới Belarus chỉ 15 phút di chuyển. NATO bác bỏ thông tin này nhưng lại “lộ đuôi” khi thừa nhận đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Belarus.


NATO mạo hiểm áp sát Belarus để thị uy Nga?


Trong một tuyên bố, nữ phát ngôn viên của NATO nhấn mạnh: "Không hề có sự triển khai quân của NATO trong khu vực. Sự hiện diện đa quốc gia của NATO ở phần phía Đông của liên minh không đặt ra mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào. Nó được phòng thủ nghiêm ngặt, tương xứng và được thiết kế để ngăn ngừa xung đột và bảo vệ hòa bình".

Về phía Nga, Đại sứ nước này tại Anh Andrei Kelin cho rằng chính sách “răn đe và đối thoại” đối với Moscow mà NATO và London lựa chọn bao gồm 95% răn đe và chỉ 5% đối thoại.

Đại sứ Kelin nêu rõ: “NATO đã lựa chọn lập trường như một nhà lãnh đạo của thế giới phương Tây - một chính sách răn đe và đối thoại đối với Nga, và London muốn là một người dẫn đầu trong những nỗ lực này. Nhưng có 95% răn đe và chỉ 5% đối thoại”.


Đông Triều

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.